Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nghị định 126 về Thuế thương mại điện tử - Chưa chấp hành đã ngàn cách "lách"

(DS&PL) -

Mới đây, nghị định 126 được ban hành, qua đó siết chặt nguồn tiền thu nhập từ các trang mạng xã hội như facebook, youtube chỉ trả cho các tổ chức, cá nhân.

Mới đây, khi Nghị định 126 về quản lý thuế được ban hành và thi hành vào ngày 5/12/2020 sẽ là một biện pháp quản lý mới về thuế đối với các dịch vụ thương mại điện tử. Tuy nhiên, trước khi nghiêm túc chấp hành theo Nghị định mới, nhiều cá nhân đã "nảy số" nghĩ ra cách để "lách luật". Ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, Nghị định 126 vẫn còn khá nhiều kẽ hở.

Bán hàng online hay làm nội dung trên youtube đang là những nghề hot nhất trong những năm gần đây tại Việt Nam, lý do là vì chi phí đầu tư ban đầu bỏ ra không mất quá nhiều như những hình thức kinh doanh khác. Đây cũng là ngành nghề mà không giới hạn độ tuổi, từ những cô bé cậu bé còn ngồi trên nghế nhà trường đến những ông bà lớn tuổi đều có thể làm. Tuy nhiên, khi nghị định 126 được ban hành, đã khiến nhiều người kinh doanh bán hàng online hay những người làm youtube hoang mang. 

Giáo sư Bích San - Chuyên gia về Kinh tế, cho rằng: “Việc kiếm tiền qua mạng xã hội là một hiện tượng đã trở thành phổ biến, đó là cơ hội cho bất cứ ai nắm bắt được. Ví dụ như kênh youtube “Bà Tân Vlog", chỉ nấu ăn rồi đăng lên thôi mà cũng kiếm được tiền”.

Mới đây, nghị định 126 được ban hành, qua đó siết chặt nguồn tiền thu nhập từ các trang mạng xã hội như facebook, youtube chỉ trả cho các tổ chức, cá nhân.

Theo truyền thông, một con số mới đây được đưa ra cho rằng có tới hơn 18.000 tổ chức, cá nhân có thu nhập do cung cấp dịch vụ  phát sinh từ các trang mạng xã hội nước ngoài (Google, Facebook, YouTube…). Các tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại các ngân hàng với tổng số thu nhập từ Google, Facebook, YouTube khoảng 1.462 tỉ đồng. Tuy nhiên, đó chỉ là con số sơ bộ, nếu rà soát kỹ những cá nhân tổ chức phải chịu thuế khi kinh doanh qua mạng thì chắc chắn số lượng phải nhiều hơn.

Anh Lưu Hoàng Anh, một người làm nội dung youtube chia sẻ: “Hiện tại việc nhận tiền từ Google, Youtube hay Facebook rất đơn giản, chỉ cần ra ngân hàng khai báo liên kết tài khoản ngân hàng, sau đó hàng tháng rút trực tiếp số tiền đó về tài khoản cá nhân của mình”. 

Theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm: Tên chủ tài khoản; số hiệu tài khoản theo Mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp; ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại còn phải cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Tuy nhiên, sau khi nghị định được ban hành, nhiều người kinh doanh online đã "nảy số" những cách để lách luật như khi khách hàng chuyển khoản mua hàng, yêu cầu không ghi mua mặt hàng gì, hay không ghi tên của shop bán hàng. 

Nghị định chưa bắt đầu có hiệu lực nhiều người bán hàng online đã tìm cách để "lách"
Theo Cục thuế TP.HCM vài năm gần đây cơ quan này đã phát hiện và truy thu thuế đối với nhiều cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook... nhưng chưa kê khai thuế. Qua rà soát, cơ quan thuế phát hiện một cá nhân sinh sống trên địa bàn TP HCM là chủ của một kênh Youtube đã có thu nhập 19 tỉ đồng trong ba năm (2016-2018) nhưng không kê khai và nộp thuế. Sau khi làm việc với cơ quan thuế, cá nhân này thừa nhận chưa thực hiện nghĩa vụ thuế và đến nay người này đã nộp đủ số thuế bị truy thu là 1,5 tỉ đồng.

Trả lời Truyền hình Đời sống Pháp luật về những vấn đề pháp lý của việc này, Luật sư Lê Văn Kiên chia sẻ: “Đối với trốn thuế, có nhiều mức phạt khác nhau, nhẹ có thể xử lý hành chính với mức phạt từ 01 đến 03 lần số tiền trốn thuế, đi kèm theo đó là truy thu toàn bộ số tiền thuế mà các cơ quan quản lý thuế chứng minh được là người đó trốn thuế. Nếu mức độ nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính với số tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng rồi nhưng vẫn vi phạm, có thể xử lý hình sự với mức phạt tiền từ 01 đến 05 lần số tiền trốn thuế, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 2 đến 7 năm từ giam. Ngoài ra, người trốn thuế còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm hành nghề trong một thời gian nhất định”
Sự bùng nổ của loại hình kinh doanh qua mạng hay bán hàng online đã đem lại cho người kinh doanh những khoản thu không hề nhỏ, điều đáng nói là các cá nhân có các khoản thu nhập này lại vô tình hoặc chủ ý không thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước theo quy định, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Anh Hoàng Anh chia sẻ thêm: “Mình nghĩ nghị định này được ban hành là một trong những cách quản lý nguồn tiền từ nước ngoài về Việt Nam qua mạng xã hội cần thiết của chính phủ. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là một giải pháp triệt để, bản thân mình biết có rất nhiều cách để lách luật qua nghị định này”.
Việc không thu được thuế của các cá nhân, tổ chức kinh doanh online không chỉ gây thất thu thuế mà còn tạo môi trường cạnh tranh không công bằng cho các loại hình kinh doanh khác. Như vậy Nghị định 126/2020 được đưa ra sẽ là bước tiến lớn để mảng thương mại điện tử bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế mà lâu nay vẫn né được thuế do quy định chưa cụ thể, rõ ràng.



Tin nổi bật