Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngành Thương mại điện tử có “hái ra tiền” như nhiều sinh viên vẫn nghĩ?

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Ngành Thương mại điện tử đang chiếm chỗ đứng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.

Thương mại điện tử (tiếng Anh là Electronic Commerce và được viết tắt thành E-Commerce) là một hình thức kinh doanh đặc biệt với cách thức sử dụng nền tảng công nghệ để hỗ trợ cho kinh doanh. Các giao dịch thanh toán trong kinh doanh thương mại điện tử đều được thực hiện trực tuyến.

Ngành thương mại điện tử đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức về lĩnh vực kinh tế và nền tảng về công nghệ thông tin, có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về thương mại điện tử để tham gia vào nguồn nhân lực chất lượng cao, vững vàng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại mới.

Thương mại điện tử học gì?

Theo học Thương mại điện tử, sinh viên sẽ được học những kiến thức về kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa… Đặc biệt, các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin…, theo Tiền Phong.

Mức lương ngành Thương mại điện tử

Tốc độ phát triển chóng mặt của ngành Thương mại điện tử mở ra những tiềm năng và cơ hội mới cho thị trường lao động Việt Nam. Theo ghi nhận, những vị trí công việc liên quan tới ngành Thương mại điện tử đang được nhiều nhà tuyển dụng săn đón như: Vận hành sàn thương mại điện tử, quản trị website bán hàng, chăm sóc khách hàng trực tuyến, livestream bán hàng.

Theo web trường Đại học Đông Á, mức lương khởi điểm của nhân sự ngành Thương mại điện tử dao động từ 6 - 10 triệu đồng/tháng. Khi đã có kinh nghiệm làm việc, bạn mức lương có thể lên đến 15 - 20 triệu/tháng.

Trong đó, mức lương cao nhất thuộc về vị trí Giám đốc thương mại điện tử dao động từ từ 30 - 50 triệu/tháng hoặc cao hơn tùy theo năng lực. Để làm việc tại vị trí này, đòi hỏi bạn phải có 6 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương, 2 năm kinh nghiệm quản lý.

Ngoài ra, những người làm trong ngành này có thể tăng thu nhập bằng cách nhận thêm các công việc ngoài giờ như: Nhân viên tư vấn bán hàng, chốt đơn hàng online, trực page bán hàng online, marketing online, sáng tạo nội dung, chạy quảng cáo.

Một số trường đào tạo ngành Thương mại điện tử

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - năm 2024, tuyển sinh ngành Thương mại điện tử theo 3 phương thức: xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của trường.

Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, năm ngoái ngành học này lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 27,65 điểm (A00; A01; D01;D07).

Năm học 2024 - 2025, nhà trường dự kiến mức học phí sinh viên ngành Thương mại điện tử phải đóng dao động từ 16 - 22 triệu đồng/năm học.

Trường Đại học Thương mại - năm 2023, lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển đối với ngành Thương mại điện tử là 26,7 điểm (A00; A01; D01; D07). Tương tự, phức thức xét tuyển học bạ lấy 27 điểm ((A00; A01; D01; D07).

Nhà trường quy định mức học phí với ngành học này dao động từ 2,3 - 2,5 triệu đồng/tháng. Mức thu học phí hàng năm tăng tối đa 12,5% so với năm trước liên kề.

Học viện Bưu chính viễn thông - năm 2023, tuyển sinh ngành Thương mại điện tử theo 4 phương thức: xét tuyển thẳng và ưu tiên; xét điểm thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển kết hợp; xét điểm kì thi đánh giá năng lực và tư duy do Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TP.HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.

Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, nhà trường lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 26,2 điểm (A00; A01; D01).

Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) - tuyển sinh ngành Thương mại điện tử theo phương thức: xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ THPT, xét tuyển riêng.

Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, năm 2023, ngành học này lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 26,5 điểm (A00; A01; D01; D90). Năm học 2023 - 2024, nhà trường quy định mức học phí là 19 triệu đồng/năm.

Trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM đào tạo hai chương trình học liên quan đến ngành Thương mại điện tử: chương trình tiếng Việt và chương trình tiếng Anh. Năm 2023, ngành Thương mại điện tử chương trình tiếng Việt lấy mức điểm chuẩn là 27,48 điểm và chương trình tiếng Anh lấy 25,89 điểm.

Nhà tường quy định mức học phí với chương trình tiếng Việt là 25,9 triệu đồng/năm học và chương trình tiếng Anh là 51 triệu đồng/năm học.

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đào tạo ngành Thương mại điện tử theo hai chương trình học với ngưỡng điểm chuẩn lần lượt là: chương trình đại trà lấy 27 điểm và chương trình chất lượng cao lấy 25,75 điểm. Cả hai chương trình đều xét tuyển 4 tổ hợp mon A00; A01; D01; D90.

Năm học 2023 - 2024, học phí chương trình đại trà là 13 triệu đồng/học kỳ và chương trình chất lượng cao là 20,8 triệu đồng/học kỳ, theo VTC News.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật