Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga tuyên bố phá hủy hai hệ thống siêu pháo phản lực HIMARS do Mỹ gửi cho Ukraine

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Nga tuyên bố đã phá hủy 2 hệ thống tên lửa do Mỹ sản xuất trên chiến trường Donbass. Tuy nhiên, phía Ukraine bác tin này.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo ngày 6/7, các lực lượng vũ trang nước này đã phá hủy hai hệ thống HIMARS và hai kho đạn chứa tên lửa cho hệ thống này ở phía Nam Kramatorsk, vùng Donetsk, miền Đông Ukraine.

Hệ thống pháo phản lực HIMARS. Ảnh: Getty

Tuy nhiên, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine bác thông tin của Moscow. “Các nhà tuyên truyền Nga đang tích cực lan truyền thông tin sai sự thật về việc hệ thống HIMARS bị phá hủy. Chúng tôi nhấn mạnh rằng, thông điệp này không đúng với thực tế và là thông tin giả”, Lực lượng Đặc nhiệm Liên hợp của Ukraine cho biết. “Các hệ thống HIMARS do đối tác Mỹ cung cấp đã giáng đòn nặng nề vào những mục tiêu chiến lược của đối phương, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về trang thiết bị, nhân lực”.

Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS) do Mỹ gửi cho Kiev nhằm hỗ trợ Ukraine bảo vệ lãnh thổ trong cuộc xung đột với Nga, nằm trong gói viện trợ quân sự trị giá 700 triệu USD bao gồm máy bay trực thăng, vũ khí chống tăng Javelin, và các khí tài khác. 

Trước đó, ngày 4/7, quân đội Ukraine đã công bố các bức ảnh và video sử dụng hệ thống tên lửa HIMARS do Mỹ cung cấp để tấn công các cứ điểm của Nga. Đây là lần đầu tiên Ukraine xác nhận đã đưa hệ thống HIMARS vào chiến trường.

Ukraine được cho là sở hữu 8 hệ thống HIMARS và đã đưa vào tác chiến 4 tổ hợp. Mỗi hệ thống HIMARS có thể mang 6 quả đạn M31 cỡ nòng 227 mm với tầm bắn tối đa khoảng 70km. Mỹ được cho là đã từ chối cấp cho Ukraine đạn chiến thuật tầm bắn 300km trên HIMARS.

Trong bài phát biểu tối 6/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky quả quyết, quân đội nước này đã sử dụng vũ khí phương Tây tấn công các kho vũ khí của Nga và những nơi khác "quan trọng về hậu cần", từ đó khiến Moscow "giảm năng lực tiến công".

Nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây đóng vai trò quan trọng đối với nỗ lực của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Moscow nhiều lần tuyên bố việc Mỹ và đồng minh bơm khí tài cho Kiev chỉ khiến cho chiến sự kéo dài.

Mộc Miên (Theo Reuters)

Tin nổi bật