"Sự thiếu hụt nhân sự là rất lớn. Tôi thậm chí có thể gọi là nghiêm trọng.5.000 nhân viên từ các cơ quan nội chính nghỉ việc trong tháng trước. Đó là một tình huống khó khăn”, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Nga Vladimir Kolokoltsev cho biết.
Theo thông tin mới nhất từ tờ Moscow Times, Bộ Nội vụ Nga bao gồm một loạt các cơ quan chịu trách nhiệm về các hoạt động thực thi pháp luật như lực lượng cảnh sát Nga, ban giám đốc các vấn đề di cư, ban giám đốc kiểm soát ma túy và Trung tâm Chống chủ nghĩa cực đoan - một cơ quan nổi tiếng với việc trấn áp các nhà hoạt động chống chính phủ trên khắp đất nước.
Nga đối mặt với tình trạng thiếu hụt cảnh sát nghiêm trọng. Ảnh: Moscow Times
Trước tình hình thiếu hụt cảnh sát nghiêm trọng hiện nay, ông Kolokoltsev đã chỉ thị cho các nhân viên của Bộ Nội vụ “làm mọi thứ có thể để giảm thiểu rủi ro” do thiếu nhân lực. Tuy nhiên, ông không giải thích lý do tại sao các nhân viên bỏ việc.
“Tôi hiểu rằng trong điều kiện thiếu nhân lực, nhân viên phải gánh một gánh nặng rất lớn. Nhưng đây là trường hợp khi một người phải làm việc theo nguyên tắc chế ngự bằng kỹ năng chứ không phải bằng số lượng”, Bộ trưởng Kolokoltsev nói đồng thời nhấn mạnh rằng mọi công việc nên được tiến hành nhằm mục đích đoàn kết các nhóm, tăng cường kỷ luật và trung thành với nghĩa vụ.
Theo một sắc lệnh được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký thành luật vào tháng 12/2022, số lượng cảnh sát ở nước này sẽ tăng lên 938.000 vào năm 2025. Cụ thể, số lượng cảnh sát ở Nga dự kiến sẽ là 922.000 vào năm 2023 và 934.00 vào năm 2024. Tuy nhiên, hiện tại lực lượng cảnh sát của quốc gia này lại đang ngày càng suy giảm.
Tổng thống Ba Lan nhận định về kết quả chiến dịch phản công của Ukraine
Không chỉ thiếu hụt cảnh sát, chính phủ Nga cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động đáng lo ngại. Một cuộc khảo sát do Ngân hàng Trung ương Nga công bố vào tháng 4 cho thấy Nga phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động lớn nhất kể từ năm 1998. Trong đó, các ngành sản xuất công nghiệp, khai thác mỏ, vận tải và lưu trữ được cho là bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, hàng trăm nghìn người Nga đã phải nhập ngũ để chiến đấu trong quân đội, trong khi hàng chục nghìn người đã trốn sang các nước láng giềng để tránh bị nhập ngũ. Điều này được nhận định là một trong những nguyên nhân dẫn dến tình trạng thiếu nhân lực ở hầu hết các lĩnh vực tại Nga.
Ông Chris Weafer – giám đốc điều hành của công ty tư vấn chiến lược Macro Advisory Ltd từng chia sẻ với Newsweek rằng tình trạng thiếu lao động và thiếu kỹ năng cũng giống như các biện pháp trừng phạt cấm công nghệ và “sẽ gây tổn hại cho triển vọng tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Nga".
Phương Uyên (Theo Newsweek và Moscow Times)