Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nên chọn ngành trước hay chọn trường trước?

  • Thu Oanh
(DS&PL) -

Đây là vấn đề mà khiến nhiều phụ huynh và học sinh đều đau đầu khi phải đưa ra quyết định chọn ngành hay chọn trường trước?

Trước thời gian tuyển sinh, đa số các em học sinh cuối cấp cùng với các bậc phụ huynh đều khó tránh khỏi tâm lý lo lắng, đắn đo trong việc quyết định chọn ngành học và chọn trường đại học phù hợp. Bài viết sau đây sẽ góp phần cung cấp thông tin hữu ích giúp các bạn học sinh và phụ huynh các em hiểu rõ hơn về vấn đề quan trọng này.

Chọn ngành học phù hợp trước hay chọn trường mà mình trước?

Chọn ngành học phù hợp trước hay chọn trường mà mình trước?

Phải đến khoảng 99% ở đây đều là những bạn đang phân vân giữa việc chọn ngành học và chọn trường học và chưa có mục tiêu nghề nghiệp cụ thể cho tương lai. Nếu đã biết rõ mình muốn gì, họ sẽ không phải đối diện với vấn đề này đúng không nào.

Lời khuyên của các chuyên gia tuyển sinh dành cho bạn là học sinh nên chọn ngành dựa trên sở thích, sở trường, năng lực cá nhân và nhu cầu mới nhất của xã hội, sau đó mới chọn trường phù hợp với năng lực bản thân.

Ta có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều cử nhân ra trường phải thực hiện các công việc lao động phổ thông. Đồng thời, mang danh sinh viên “ngành hot” ra trường vẫn gặp phải tình trạng thất nghiệp, mông lung trong thị trường lao động. Một trong những nguyên nhân phổ biến của vấn đề này là do họ chọn sai ngành nghề, đó chưa phải là lĩnh vực mà bản thân đam mê hoặc cũng có thể nói đó là lựa chọn dựa trên cảm xúc nhất thời tuổi 18, bản chất của vấn đề là do vốn dĩ họ không có năng lực cũng như kỹ năng thực sự trong lĩnh vực đó dẫn đến sự mất hứng thú và không thể đạt hiệu quả tốt trong công việc.

Ví dụ:

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, một số người bắt đầu nhận ra rằng họ không hứng thú với công việc này khi bắt đầu làm việc. Tương tự, sau khi học xong kỹ sư điện, một số người nhận ra rằng họ không phù hợp với môi trường và tính chất công việc của ngành này. Có một bộ phận sinh viên có thể nhận ra sớm trong năm thứ nhất hoặc thứ hai và quyết định chuyển sang lựa chọn khác. Trong khi đó, một số khác tiếp tục cố gắng hoàn thành đào tạo 4,5 năm nhưng sau đó hối hận và quyết định chuyển sang ngành nghề khác, khiến cho tấm bằng của họ trở nên vô giá trị.

Do đó, việc tìm hiểu và chọn ngành học phù hợp ngay từ đầu là rất quan trọng để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc và cả tuổi trẻ của mình. Khi đã quyết định về ngành nghề, điều bạn cần làm là liệt kê ra các trường đào tạo ngành đó, sau đó sàng lọc để chọn ra lựa chọn tốt nhất dựa trên các tiêu chí: điểm đầu vào, chất lượng giảng dạy, giảng viên, triết lý giáo dục, thời gian học, học phí, môi trường học tập và cơ sở vật chất.

Nhiều học sinh đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời cảm thấy lo lắng và bối rối về việc chọn ngành nghề phù hợp.

Trước tiên phải tự đặt cho bản thân các câu hỏi như

  • Bạn có thế mạnh ở khía cạnh nào? Lĩnh vực nào bạn tự vượt trội so với người khác
  • Bạn có thực sự đam mê với lĩnh vực mà được cho là có năng khiếu đó không?
  • Khía cạnh mà bạn thích và giỏi có phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại không? Ví dụ, nếu bạn đam mê vẽ và có kỹ năng vẽ tốt đồng thời lĩnh vực thiết kế đồ họa đang phát triển mạnh mẽ, có thể đó sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

Từ đó nhìn thấy rõ 3 yếu tố để chọn đúng ngành, đúng trường.

Không chỉ các em học sinh, đây cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh cũng lo lắng

Yếu tố quan trọng đầu tiên là năng lực. Đây là lúc mà mỗi học sinh cần tự đánh giá bản thân, tự nhận thức xem năng lực của mình đến mức nào. Để có thể đánh giá một cách khách quan thì các em nên tham khảo ý kiến từ giáo viên chủ nhiệm, hoặc các em cũng có thể tự đánh giá bằng cách tham gia các bài thi đánh giá năng lực của các chuyên gia. Khi biết sử dụng khả năng và điểm mạnh của mình vào thời điểm và hoàn cảnh phù hợp, sẽ tạo ra cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn.

Yếu tố thứ 2 mà các thí sinh cần quan tâm là tìm hiểu về tình hình nguồn nhân lực trong ngành nghề mình quan tâm. Điều này bao gồm việc đánh giá xem ngành đó có dư thừa nhân lực hay thiếu hụt, cũng như những sự biến động về vị trí làm việc trong ngành. Việc này giúp các em có cái nhìn tỉnh táo khi lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai.

Yếu tố thứ ba quan trọng là sở thích và đam mê. Chuyên gia này cho rằng, mọi ngành đều đặt trước một số thách thức riêng. Vì vậy, việc có đam mê là điều cần thiết để vượt qua những khó khăn đó.

"Năng lực tài chính của gia đình cũng là một yếu tố quan trọng mà các em cần xem xét khi chọn ngành nghề phù hợp. Tuy nhiên, điều này chỉ nên được coi là một trong những yếu tố cân nhắc, và không nên để tài chính gò bó sự đam mê của mình. Ở hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cũng như các trường học cung cấp nhiều gói học bổng, các em có thể tham khảo." - PGS.TS Vũ Thị Hiền chia sẻ.

Ngoài ra, một khái niệm mà giới trẻ đang có xu hướng chạy theo được gọi là ngành “hot”. "Ngành hot" là thuật ngữ được thảo luận nhiều trên các phương tiện truyền thông và trong các cuộc trò chuyện tư vấn tuyển sinh. "Hot" có thể ám chỉ cho một ngành học thu hút, nổi bật và mang lại ấn tượng tích cực; hoặc là ngành có tiềm năng sinh lời cao và dễ dàng thành công sau khi tốt nghiệp; "hot" cũng có thể bao gồm sự quan tâm lớn từ học sinh và người chọn ngành, hoặc là nhu cầu cấp thiết của xã hội đối với một lĩnh vực cụ thể...

Tuy nhiên, khi chọn học ngành "hot", bạn sẽ phải đối mặt với lo lắng về khả năng thích ứng như việc tìm chỗ thực tập và thực hành phù hợp. Lựa chọn ngành chỉ dựa trên xu hướng "hot" mà không cân nhắc đến các yếu tố khác về bản thân, gia đình và xã hội có thể được coi là quyết định dựa trên may rủi hơn là tư duy sáng suốt cho tương lai.

Cánh cửa đại học đang chờ đón các em

Chọn ngành đã xong, vậy chọn trường như thế nào?

Sau khi đã quyết định ngành học ưa thích, hãy tìm hiểu và liệt kê các trường đào tạo ngành đó. Thảm khảo các vấn đề về học phí, vị trí địa lý, yêu cầu tuyển sinh, môi trường học, chương trình đào tạo, các câu lạc bộ... phù hợp với bản thân. Để định hướng bản thân và xác định trường đại học chính xác nhất, bạn phải dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu các tiêu chí quan trọng tránh bỏ sót.

Một số yếu tố quan trọng các bạn cần lưu tâm khi chọn trường như:

  • Chất lượng đào tạo: Chọn một trường có chất lượng giáo dục tốt và môi trường học tập thuận lợi sẽ giúp bạn học tập hiệu quả và phát triển tối đa kỹ năng của bản thân. Gợi ý một số tiêu chí để đánh giá một trường đại học có chất lượng đào tạo tốt bao gồm: đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại, chương trình học bám sát thực tế, và cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
  • Có nhiều chỉ tiêu xét tuyển: Khi bạn lựa chọn trường đại học, cần quan tâm đến việc trường đó có nhiều chỉ tiêu xét tuyển hay không. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cạnh tranh giữa các thí sinh và tăng khả năng được chọn. Nếu bạn chọn trường ít chỉ tiêu, thậm chí khi đủ điểm theo nguyện vọng 1 cũng không chắc chắn trúng tuyển. Trái lại, với trường có nhiều chỉ tiêu, sau khi xét tuyển nguyện vọng 1, cơ hội cho nguyện vọng 2 của bạn vẫn còn. Điều này giúp tăng khả năng trúng tuyển vào đại học đáng kể.

Các sĩ từ chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp THPT,  giai đoạn xét tuyển đại học

  • Thời gian đào tạo: Không còn tập trung vào việc có bằng đại học hàng đầu nữa. Doanh nghiệp quan trọng hơn là khả năng và kỹ năng của bạn, không phải trường học hay chương trình học. Vì vậy, hãy xem xét việc rút ngắn thời gian đào tạo để bắt đầu tích lũy kinh nghiệm sớm hơn.
  • Học phí phù hợp: Chọn trường đại học có học phí phù hợp là quan trọng vì bạn cần đảm bảo rằng bạn có khả năng chi trả học phí mà không gặp khó khăn tài chính. Việc chọn trường với học phí phù hợp cũng giúp bạn tránh tình trạng nợ nần hoặc áp lực tài chính không cần thiết. Đồng thời, khi chọn trường với học phí hợp lý, bạn cũng có cơ hội tiết kiệm chi phí và đầu tư vào việc học tập và phát triển bản thân một cách hiệu quả hơn.
  • Xét về nhu cầu xã hội: Khi chọn trường phù hợp với nhu cầu xã hội, sinh viên có thể học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phục vụ cho xã hội một cách tốt nhất. Việc lựa chọn trường học không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội nói chung.

Việc chọn ngành học và trường học là quyết định quan trọng đối với tương lai của bạn. Trước khi quyết định, hãy tự tìm hiểu và suy nghĩ kỹ về khả năng, sở thích và mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Hỏi ý kiến của gia đình, người thân và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn quan tâm. Đừng ngần ngại thăm các trường, tham gia các sự kiện tư vấn tuyển sinh để có cái nhìn rõ ràng về môi trường học tập và cơ hội nghề nghiệp. Hãy tự tin và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối mặt với thách thức và học hỏi không ngừng để phát triển bản thân. Chúc bạn may mắn và thành công trên con đường mà bạn đã chọn!

Tin nổi bật