Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nam sinh ôm "vũ khí độc nhất vô nhị" đi gây gổ khiến đối thủ xanh mặt

(DS&PL) -

Một thiếu niên đã mang tới con cá sấu con dài khoảng 1m làm "vũ khí" khiến nhóm đối thủ hoảng sợ bỏ chạy.

 
Mới đây, đoạn clip ghi lại vụ xô xát giữa 2 nhóm thanh thiếu niên đang được lan truyền rộng rãi trên cộng đồng mạng. Được biết, sự việc xảy ra vào ngày 18/9 vừa qua tại thị trấn Duren Sawit, Đông Jakarta, Indonesia.
 

 
Đáng chú ý, một thiếu niên trong số này đã mang theo cá sấu con dài khoảng 1m làm "vũ khí" chiến đấu khiến phía đối thủ được phen xanh mặt, vội vàng bỏ chạy. Người dân địa phương cho biết, những học sinh trốn học này thường dùng đá, gậy, chai thủy tinh để hù dọa nhau, thế nhưng việc mang theo cá sấu vào "trận chiến" thì đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy.
 
Chứng kiến cảnh tượng ẩu đả, người dân đã vội chạy đến ngăn cản, đồng thời gọi điện báo cảnh sát để nhờ sự giúp đỡ. Khi lực lượng chức năng có mặt, nhóm thanh thiếu niên đã cố tháo chạy khỏi hiện trường những vẫn bị bắt giữ. 
 

 
Ban đầu, phía cảnh sát nghi ngờ con cá sấu là vật nuôi của nam sinh. Họ đã gửi con vật này đến Cơ quan Môi trường trước trong hời gian thiếu niên kia bị giam giữ. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định con cá sấu thuộc sở hữu của trường trung học dạy nghề của bộ Động vật còn nam sinh là người được giao chăm sóc cho cá sấu. Vậy nên, khi tham gia trận chiến kia, anh chàng đã lén đem nó nhằm đe dọa đối phương.
 
Kompol Marbun, đại diện cảnh sát cho biết: "Nam sinh đang học tại khoa Động vật học. Con cá sấu được ôm trên tay cậu suốt và không ai bị thương. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn được cho là bởi các thiếu niên đã cười nhạo nhau trên mạng xã hội".
 

 
Sau sự việc, cảnh sát đã thông báo cho phụ huynh và trường học của các thiếu niên để đón các em về nhà, chú cá sấu cũng được đưa trở về đúng chỗ ở.

Theo thống kê, Indonesia là nơi sinh sống của 14 loài cá sấu với đa phần là động vật cỡ lớn và vô cùng hung tợn. Theo các chuyên gia bảo tồn, sự xuống cấp của môi trường sống do nạn đánh bắt và biến các khu vực ven biển thành nông trại đã khiến cá sấu đi ra khỏi môi trường sống và tiến vào các khu dân sinh.

Đáng nói, người dân Indonesia vẫn còn thói quen tắm và đánh bắt trên sông nên dễ dẫn tới các vụ cá sấu tấn công con người.

Trong thời gian gần đây, liên tiếp những vụ cá sấu tấn công dẫn tới thương tích hoặc tử vong trong quá trình người dân Indonesia sinh hoạt hàng ngày tại các hồ nước và con sông cũng đã được truyền thông nước này đưa tin.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật