Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ công bố trừng phạt mới, Nga lập tức phản đòn

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 20/3 công bố lệnh trừng phạt thêm 16 quan chức Nga cao cấp và ngay lập tức, Điện Kremlin đã phản đòn.

(ĐSPL) - Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 20/3 công bố lệnh trừng phạt thêm 16 quan chức Nga cao cấp và ngay lập tức, Điện Kremlin đã phản đòn.
Theo Tân Hoa Xã, phát biểu tại Nhà Trắng ngày 20/3, Tổng thống Obama nói: "Căn cứ vào các sắc lệnh mà tôi đã ký để đáp lại sự can thiệp ban đầu của Nga ở Ukraine, chúng tôi áp đặt lệnh trừng phạt thêm nhiều quan chức cấp cao của chính phủ Nga".

Tổng thống Mỹ Barack Obama: Nga chớ có thêm hành động quân sự ở Đông và Nam Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt mới này được đưa ra sau lệnh trừng phạt đầu tiên mà Tổng thống Obama công bố vào 17/3 nhắm vào 11 quan chức Nga và Ukraine.
Các biện pháp trừng phạt mới
Cùng ngày, một quan chức Mỹ cấp cao nói với báo giới  rằng các biện pháp mới bao gồm 20 cá nhân Nga, những người sẽ bị phong tỏa tài sản và bị cấm hoạt động kinh doanh có liên quan đến Mỹ. Ngân hàng Nga (Bank Rossiya), cung cấp dịch vụ cho nhiều quan chức chính phủ Nga, sẽ bị "đóng băng đồng đô la". Đây là ngân hàng lớn thứ 17 ở Nga với khoảng 10 tỷ USD trong tài sản.
Ngoài ra, Tổng thống Obama cho biết ông đã ký một sắc lệnh mới trong ngày 20/3, trừng phạt lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Nga. Ông Obama thừa nhận rằng các biện pháp trừng phạt mới sẽ tác động đáng kể đến kinh tế Nga, nhưng cũng có thể tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.  
Tổng thống Obama cũng cảnh báo Nga chớ có thêm các hành động quân sự nữa ở miền Nam và miền Đông Ukraine và  nói rằng Mỹ  đã làm việc chặt chẽ với các đối tác Châu Âu  để đưa ra "các hành động nghiêm trọng hơn ", nếu Nga  tiếp tục leo thang. Trong khi áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn đối với Nga, Obama nhấn mạnh rằng  ngoại giao vẫn còn là một giải pháp .
Danh sách "đen"
Cùng ngày, Bộ Tài chính Mỹ đã liệt kê tên 16 quan chức chính phủ Nga "thân tín" với Tổng thống Putin bị trừng phạt.
Trong danh sách này có Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) Sergei Naryshkin, Chánh văn phòng Điện Kremlin Sergei Ivanov và Vladimir Yakunin, người đứng đầu Công ty Đường sắt Nga do nhà nước sở hữu.
BBC News đã liệt kê 16 quan chức và cựu quan chức Nga có tên trong danh sách trừng phạt mà Mỹ mới công bố. Đó là:
1. Viktor Ozerov: Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng của Thượng viện Nga.
2. Vladimir Dzhabarov: Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Nga.
3. Evgeni Bushmin: Phó Chủ tịch Thượng viện Nga.
4. Nikolai Ryzhkov: Thượng nghị sỹ.
5. Sergei Zheleznyak: Phó Chủ tịch Hạ viện Nga (Duma Quốc gia).
6. Sergei Mironov: Thành viên Duma, thành viên Ủy ban Nhà cửa Hạ viện và lãnh tụ khối "Nước Nga công bằng" trong Hạ viện.
7. Aleksandr Totoonov: Thành viên Ủy ban Văn hóa, Khoa học và Thông tin của Thượng viện Nga.
8. Oleg Panteleev: Phó Chủ tịch Ủy ban các vấn đề nghị viện.
9. Sergey Naryshkin: Thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Liên bang Nga, cựu Chủ tịch Văn phòng Quốc hội.
10. Victor Ivanov: Giám đốc Cục kiểm soát dược phẩm liên bang, cựu Phó Giám đốc An ninh liên bang, cựu nhân viên KGB, bạn thân của ông Putin.
11.. Igor Sergun: Lãnh đạo Cục Quân báo Nga (GRU), Phó Tổng tham mưu trưởng.
12. Sergei Ivanov: Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, cựu Phó Thủ tướng Nga.
13. Alexei Gromov: Phó chánh Văn phòng Phủ Tổng thống.
14. Andrei Fursenko: Trợ lý của Tổng thống Liên bang Nga, Cựu Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học, đồng minh thân cận của Vladimir Putin.
15. Vladimir Yakunin: Cựu Chủ tịch công ty xe lửa Nga, cựu lãnh đạo ngành hàng hải, bạn thân của Tổng thống Putin.
16. Vladimir Kozhin: Lãnh đạo ngành hành chính Liên bang Nga, chủ nhiệm cơ quan quản lý tài sản của Cục Tài sản Phủ Tổng thống.
Phía Mỹ cũng trừng phạt các nhân vật trong giới kinh doanh Nga như Gennady Timchenko, Arkady Rotenberg, Boris Rotenberg, Yuri Kovalchuk ở mức thấp hơn.
Nga trả đũa
Theo RFI, chỉ vài phút sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo những biện pháp trừng phạt mới, Nga đã công bố danh sách các biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức Mỹ. Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo: "Đối với mỗi hành động thù địch, chúng tôi sẽ đáp lại tương xứng".

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov: Nga sẽ đáp lại tương xứng.

Danh sách trừng phạt đầu tiên của Nga nhắm vào 3 cố vấn của Tổng thống Obama và nhiều nghị sĩ, trong số này có Thượng nghị sĩ John McCain.
Lệnh cấm vào Nga cũng có tên Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner và thủ lĩnh phe Dân chủ tại Thượng viện Harry Reid.
Châu Âu "vừa trừng phạt, vừa run"
Liên minh  Châu Âu (EU) đang nhóm họp thượng đỉnh tại Brussels và sẽ quyết định nối dài thêm danh sách các nhân vật Nga và Ukraine thân Nga bị cấm nhập cảnh và bị phong tỏa tài sản ở nước ngoài. Theo các nguồn tin ngoại giao, hơn một chục nhân vật sẽ được bổ sung vào danh sách 21 người đã bị EU trừng phạt từ hôm 17/3.
Tổng thống và thủ tướng các thành viên Liên minh Châu Âu cũng đe dọa trừng phạt kinh tế, nhưng một số nước thành viên tỏ ra rất ngần ngại. Thủ tướng Bỉ Elio Di Rupo cảnh báo rằng EU "phải hết sức thận trọng"và phải "chú ý đến các lợi ích" của Châu Âu. Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt cho biết có 400 doanh nghiệp Thụy Điển đang làm ăn tại Nga và họ rất lo ngại về những gì sẽ xảy ra.
Trong khi còn tranh cãi về việc trừng phạt kinh tế Nga, Liên minh Châu Âu chắc chắn đạt được đồng thuận về việc hủy bỏ Hội nghị thượng đỉnh Châu Âu-Nga, dự kiến tổ chức vào tháng 6 tới tại Sochi. Đồng thời, Châu Âu cũng khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraine, thông qua việc ký kết "khía cạnh chính trị" Hiệp định liên kết Châu Âu-Ukraine vào ngày 21/3 tại Brusssels.
Trước đó, Thủ tướng Angela Merkel nói trước Quốc hội Đức nói rằng thực tế chính trị hiện nay có nghĩa là “khối G8 đã không còn tồn tại”. Như vậy, Nga đã bị loại khỏi khối này mà nay chỉ còn là G7.
Văn Linh (tổng hợp)

Tin nổi bật