Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mưa lũ lịch sử ở Huế, nửa đêm giải cứu người dân bị kẹt do nước dâng cao

(DS&PL) -

Sau 21 năm, từ năm 1999, tỉnh Thừa Thiên- Huế lại đối mặt với trận mưa lũ lịch sử nhấn chìm hàng ngàn ngôi nhà, đường sá biến thành sông.

Sau 21 năm, từ năm 1999, tỉnh Thừa Thiên- Huế lại đối mặt với trận mưa lũ lịch sử nhấn chìm hàng ngàn ngôi nhà, đường sá biến thành sông.

Sáng ngày 10/10, tình hình ngập lụt ở các tỉnh Quảng Bình đến Thừa Thiên- Huế vẫn diễn biến phức tạp.

Đường "biến thành" sông khiến người dân phải lưu thông bằng thuyền

Trước đó từ đêm ngày 8/10 đến chiều ngày 9/10, tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục hứng chịu những trận mưa lũ lớn. Nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.Huế ngập từ 0,5 - 0,7 m, tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh và một số khu vực thuộc phường An Tây là nơi ngập nặng nhất. Nhiều hộ dân đã phải di dời đến nơi an toàn do ngập lụt. Đặc biệt, vào tối ngày 9/10, lực lượng chức năng đã giải cứu người dân bị kẹt trong nhà do nước dâng cao ở thị xã Hương Thủy.

Quốc lộ 49B qua xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế bị ngập sâu trong nước

Chia sẻ với PV báo Thừa Thiên- Huế, ông Thanh Minh- Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy cho biết, vào khoảng 20h ngày 9/10, lực lượng chức năng đã tiếp cận 2 ngôi nhà số 48 và số 22/2 đường Dương Thiệu Tước (phường Thủy Dương) để giải cứu những người bị kẹt do nước dâng cao.

Nhiều tuyến đường ở huyện Phong Điền ngập sâu

Thời điểm trên, ngôi nhà 22/2 Dương Thiệu Tước có 2 phụ nữ lớn tuổi bị kẹt, trong đó 1 phụ nữ 54 tuổi và 1 cụ già 85 tuổi, chân yếu, đi lại rất khó khăn.

Lực lượng chức năng giải cứu cụ già bị mắc kẹt do mưa lũ

Sau những nỗ lực, đến khoảng 22h tối cùng ngày, lực lượng chức năng đã tiếp cận được nhà 22/2 Dương Thiệu Tước và đưa 2 phụ nữ lớn tuổi đến nơi an toàn.

Người dân ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên-Huế) buộc lại những lồng bè nuôi cá khi nước lũ dâng cao 

Công an TP.Huế giúp dân sơ tán trong mưa lũ

Đến rạng sáng ngày 10/10, nhiều nơi ngập sâu ở Thừa Thiên- Huế đã rút. Tuy nhiên, tại các vùng trũng như huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, hàng ngàn ngôi nhà vẫn còn ngập nặng và nước vẫn còn lên.  Đặc biệt vùng thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, nơi nguồn nước sông Hương, sông Bồ đổ ra biển, thì nước vẫn chưa có dấu hiệu rút. Trong khi các khu vực dọc đường Kinh Dương Vương bao gồm các tổ dân phố như Tân Dương, Tân Cảng, Phú Tân... nước ngập sâu hơn 1 m, hàng ngàn nhà dân bị ngập. Còn tại vùng ven biển các tổ dân phố Hải Tiến, Hải Bình... ở các tuyến đường chính đã biến thành sông, nước cao tầm 0,5 m và người dân dễ dàng chèo xuồng đi lại.

Đường ngập sâu khiến người dân đi lại khó khăn

Một người phụ nữ phải vất vả bám theo vỉa hè để lội bộ về nhà.

Trước tính hình ngập lụt, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ban hành lệnh vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện Bình Điền và hồ thủy lợi Tả Trạch, đều ở thượng nguồn sông Hương. Theo đó, đối với hồ Bình Điền, từ 8h ngày 10/10 được lệnh điều tiết qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến khoảng từ 500-1500m3/s; đồng thời thực hiện điều chỉnh vận hành tùy theo tình hình lưu lượng thực tế đến hồ. Hồ Tả Trạch, từ 9 giờ điều tiết xả về hạ du từ 900-1500m3/s.

13 người chết và mất tích, hàng trăm điểm xã ngập sâu

Báo cáo nhanh của BCĐ Trung Ương về phòng chống thiên tai sáng 10/10, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với hoạt động của không khí lạnh, nên ngày và đêm nay, ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến 100-150mm, có nơi trên 300mm; ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên lượng mưa 40-80mm, có nơi trên 100mm.

Trước đó, mưa lớn trong 3 ngày từ 6-9/10 tập trung tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định từ 350-600mm, đặc biệt nhiều trạm có lượng mưa lớn hơn 1000 mm.

Theo con số mới cập nhật, mưa lũ đã khiến 13 người chết và mất tích. Cụ thể 5 người chết (Quảng Trị: 2, Quảng Ngãi 1, Gia Lai 1, ĐăkLăk 1). 8người mất tích (Quảng Trị: 6, Thừa Thiên Huế: 1, Gia Lai: 1).

Báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh, tới nay, tổng số có 161 xã thuộc 28 huyện/5 tỉnh, thành phố bị ngập. Trong đó nhiều nhất là Quảng Trị với 68 xã ngập sâu từ 1-2m thuộc 9 huyện (Hương Hóa 7 xã; Đắk rông 2 xã; Cam Lộ 3 xã; TP Đông Hà 5 xã; Vĩnh Linh 4 xã; Gio Linh 8 xã; TX Quảng Trị 5 xã; Triệu Phong 18 xã và Hải Lăng 16 xã).

Tiếp theo Thừa Thiên Huế có 51 xã, thuộc 5 huyện ngập sâu từ 0,3-2m (Phong Điền 3 xã; TP Huế 8 phường; Phú Vang 3 xã; Quảng Điền 11 xã và Hương Trà 6 xã).

Tại Quảng Bình có 28 xã ngập sâu từ 0,3-3m thuộc 6 huyện (Minh Hóa 3 xã, Quảng Ninh 8 xã, Lệ Thủy 2 xã, Tuyên Hóa 4 xã, Ba Đồn 5 xã và Bố Trạch 6 xã).

Tại Quảng Nam cũng ghi nhận nhiều điểm bị ngập sâu, tuy nhiên, tỉnh vẫn chưa có báo cáo.

Hoàng Yên (T/h)

Ảnh nguồn: Người lao động, Thanh Niên, TTXVN, báo Thừa Thiên Huế

Tin nổi bật