Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Mảnh trăng cuối rừng”của nhà văn Nguyễn Minh Châu được dựng thành nhạc kịch

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” của cố nhà văn Nguyễn Minh Châu, viết về chiến tranh nhưng đầy ắp chất thơ và lãng mạn đã được dựng thành nhạc kịch.

(ĐSPL) - Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” của cố nhà văn Nguyễn Minh Châu, viết về chiến tranh nhưng đầy ắp chất thơ cùng sự lãng mạn, đã được dựng thành vở nhạc kịch cùng tên. Vở nhạc kịch được công diễn tối ngày 16/12 tại Nhà hát Quân đội và được truyền hình trực tiếp trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam tối ngày 17/12/2014.

Poster chương trình.

Ekip thực hiện chương trình.

Chúng tôi đã gặp gỡ và có cuộc phỏng vấn với Giám đốc sáng tạo - tác giả kịch bản - Tổng đạo diễn Nguyễn Bông Mai.

- Cấu trúc của vở nhạc kịch có khác gì so với câu chuyện nguyên bản – truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu không?

Chúng tôi giữ nguyên cấu trúc của câu chuyện. Chỉ có điều, đây là sân khấu và tôi muốn đưa đến cho khán giả một cái kết mở.

Hình ảnh cuối cùng của Lãm và Nguyệt trên sân khấu là cảnh Nguyệt dẫn đường cho Lãm vượt qua đường sá khó khăn, giúp bảo vệ chuyến xe kịp đưa hàng ra tiền tuyến. Nguyệt còn sống hay có thể gặp nguy hiểm, hay kết thúc có lấy được nhau hay không thì tùy vào mỗi khán giả. Với người mang một cái ước muốn về hạnh phúc lứa đôi và muốn một kết thúc có hậu, thì họ sẽ cho rằng rồi hai người sẽ gặp lại nhau. Nhưng cũng có người nhìn thấy cảnh bom đạn, họ cũng sẽ nghĩ rằng Nguyệt ra đi xa mãi.

Tuy nhiên chúng tôi ẩn dụ bằng hình ảnh hai cựu chiến binh một nam và một nữ xuất hiện ở hai bên cánh gà sau cảnh bom đạn đó. Cũng là cách ẩn dụ của chúng tôi để nói rằng là có thể đó là Lãm và Nguyệt và ngày hôm nay họ đến đây, họ với rất nhiều kỷ niệm, họ đã kể lại câu chuyện của mình. Cách ẩn dụ của chúng tôi mong mọi người hiểu là qua khứ của chúng ta phải trả bằng rất nhiều xương máu, bằng rát nhiều mất mát, đau khổ và hạnh phúc.

Câu chuyện hôm nay được kể lại cho tất cả các thế hệ ngày hôm nay, thế hệ trẻ được biết quá khứ đó, ôn lại kỷ niệm với các thế hệ lớn tuổi. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sử dụng cựu chiến binh ở phần cuối nó sẽ là cái kết bất ngờ. Khán giả không biết trước điều này và khán giả sẽ tưởng rằng đây là một câu chuyện chỉ là về tuổi trẻ. Ngay từ đầu chúng tôi có sử dụng cựu chiến binh xuất hiện đầu tiên để kể câu chuyện với tốp nam, về các chàng trai lái xe năm xưa, anh bộ đội năm xưa. Nhưng cái hình trong cái buổi tổng duyệt chúng tôi có làm thử hình ảnh sự có mặt của các cựu chiến binh trên sân khấu với quân phục, huân chương, tôi nghĩ là hình ảnh đẹp và là một kết thúc có hậu, thế hệ này và thế hệ khác tiếp nối nhau và câu chuyện sẽ còn mãi như thế.

- Đạo diễn Bông Mai trông chờ vào đối tượng khán giả nào?

Thực ra khi nói đến nhạc kịch thì mọi người đều nghĩ rằng vở nhạc kịch theo phong cách cổ điển. Nhưng ở đây, từ phong cách âm nhạc đến lứa tuổi của diễn viên đều là trẻ. Chúng tôi chọn đối tượng diễn viên đó để cho thấy rằng khán giả của chúng tôi bao gồm nhiều thành phần đối tượng, chứ không chỉ phục vụ cho các lứa khán giả lớn tuổi đã từng tham gia chiến trường. Mà chúng tôi muốn mọi thế hệ cùng tham gia vào vở nhạc kịch.

Với cách này, cũng như là cách chúng tôi kể lại câu chuyện về thời đó nhưng qua ngôn ngữ của chúng tôi, để thê hệ cha ông đi trước luôn tự hào về quá khứ của dân tộc và những gì mà cha ông đã cho chúng tôi ngày hôm nay, được có cuộc sống như ngày hôm nay. Chính vì vậy cái mong muốn của chúng tôi là có được rất nhiều thế hệ khán giả, mọi tầng lớp khán giả đến xem.

Chúng tôi luôn mong muốn khán giả dến tham dự nhạc kịch với phong thái lịch sự. Chúng tôi vẫn muốn buổi biểu diễn mang tính chất nghệ thuật cao, vì vậy rất mong từ đối tượng khán giả, hy vọng rất nhiều ở họ, không chỉ dừng lại ở đối tượng lớn tuổi.

Tin nổi bật