Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Màn hạ cánh "có một không hai" của tiêm kích F-15 mất cánh năm 1983

(DS&PL) -

Màn hạ cánh của chiến đấu cơ F-15 năm 1983 của Israel được coi là "có một không hai" của dòng máy bay thế hệ 4.

Màn hạ cánh của chiến đấu cơ F-15 năm 1983 của Israel được coi là "có một không hai" của dòng máy bay thế hệ 4.

Theo Sandboxx, F-15 Eagle là dòng máy bay chiếm ưu thế trên không với kỷ lục xưa nay hiếm 104 lần tham chiến mà không bị đánh bại, nhưng gặp sự cố thì không phải không có.

Hình ảnh của F-15 Eagle gợi nhớ đến màn hạ cánh an toàn của cường kích A-10 Thunderbolt II của Mỹ khi tham gia Chiến dịch Iraqi Freedom năm 2003.

Cường kích A-10 Thunderbolt II của Mỹ. Ảnh: US Air Force. 

Giống như A-10, F-15 là sản phẩm của Chiến Tranh Lạnh, nhưng lại được thiết kế với mục đích đặc biệt. Tốc độ tối đa Mach 2,5, đủ khỏe để mang 11 tên lửa không đối không, và được xem là lớp thế hệ 4 tiền bối.

F-15 còn được ví là Ferrari hay "kẻ thống trị" so với “ xe chở súng A-10”. Mặc dù là máy bay của Mỹ nhưng F-15 lại thực hiện tốt các cuộc chiến đấu dưới cờ của một số quốc gia đồng minh Mỹ. Tiêu biểu có thành tích không đối không của phi công Israel .

Một trong những thành tích đáng nể là của một phi công Israel lập, điều khiển chiếc F-15D trong bối cảnh "có một không hai" hồi năm 1983, khi phi công Ziv Nedivi và hoa tiêu Yehoar Gal hạ cánh chiếc F-15 trong hoàn cảnh chỉ còn một cánh.

Quay lại đầu những năm 80 của thế kỷ trước, F-15 vẫn là "anh cả" của lực lượng Không quân Mỹ. Ngay sau mua được từ Mỹ, hai chiếc F-15D của Israel (biến thể 2 chỗ ngồi) đã được đưa vào thực hiện diễn tập theo kịch bản đối đầu với 4 chiếc Douglas A-4N Skyhawk trên sa mạc Negev.

F-15 của Israel tiếp đất sau khi bị mất một cánh. Ảnh: Israeli Defense Force.

Trong khi diễn tập, bất ngờ chiếc F-15D của Nedivi va chạm một chiếc A-4N Skyhawk khiến chiếc A-4 nổ tung. Rất may phi công của chiếc máy bay A-4 đã kịp nhảy dù an toàn.

F-15D của Nedivi lắc lư chao đảo. Để lấy lại cân bằng và đảm bảo an toàn cho người, Nedivi quyết định hạ cánh xuống sân bay gần nhất cách đó 16 km.

A-4N Skyhawk. Ảnh: WikiMedia Commons.

Vận tốc hạ cánh lý tưởng của F-15 là khoảng 240 km/h, song chiếc tiêm kích mất một cánh tiếp đất với tốc độ khoảng 480 km/h. Nedivi định dùng móc đuôi để hãm tốc độ chiếc F-15, song nó bị giật đứt ngay lập tức.

Chiếc F-15 lao nhanh về cuối đường băng và chỉ đứng lại khi cách chướng ngại vật khoảng 10 m. Khi máy bay dừng lại, Nedivi quay lại bắt tay với Gal và nhận ra bên cánh phải máy bay không còn. Họ đã vượt khoảng 16 km trên chiếc F-15 chỉ còn một cánh, rồi đáp xuống đất an toàn.

Ảnh minh họa. Nguồn: Youtube. 

McDonnell Douglas, hãng chế tạo F-15, hiểu rõ khả năng của mẫu tiêm kích này. Tuy nhiên, một số đại diện của hãng vẫn cho rằng việc phi công Israel hạ cánh an toàn chiếc tiêm kích F-15 mất một bên cánh là "không tưởng" cho tới khi họ nhận được ảnh chiếc máy bay. Các phân tích sau đó cho biết chiếc F-15 mất cánh vẫn có thể bay tiếp nhờ lực đẩy mạnh của động cơ và lực nâng do khung thân tạo ra.

Trước khi mất cánh trong chuyến bay huấn luyện, chiếc F-15 từng 4 lần bắn rơi máy bay đối phương khi tham gia Chiến tranh Lebanon 1982. Sau vụ tai nạn, tiêm kích này được chuyển tới cơ sở bảo dưỡng ở Tel Nof, lắp cánh mới rồi quay lại biên chế không quân Israel. Hai năm sau, tiêm kích F-15 "Markia Shchakim" này tiếp tục bắn hạ một chiếc MiG-23 của Syria.

Bích Thảo (Theo Sandboxx)

Tin nổi bật