Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lượng khí đốt tiêu thụ của EU tăng vọt do thời tiết lạnh

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Dữ liệu cho thấy, lượng khí đốt dự trữ của Liên minh châu Âu (EU) đã giảm hơn 6% trong tháng 12/2023.

Ngày 7/12, tờ Vedomosti đưa tin nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên khẩn cấp tại các cơ sở dự trữ dưới lòng đất của châu Âu đang giảm dần, do thời tiết lạnh giá khiến các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) sử dụng nhiều nhiên liệu hơn trong bối cảnh mức tiêu thụ năng lượng tăng.

Tính toán của Vedomosti dựa trên dữ liệu từ Cơ sở Hạ tầng Khí đốt châu Âu (GIE) cho thấy trong tháng 12/2023, EU đã bơm nhiên liệu từ kho dự trữ nhiều gấp 4 lần so với mức trung bình của tháng trước đó.

Theo Cơ sở Hạ tầng Khí đốt châu Âu, đầu tháng 12/2023, khối lượng khí đốt lấy ra từ các cơ sở dự trữ dưới lòng đất của EU đạt trung bình 563 triệu m3/ngày, trong khi con số này chỉ ở mức 157 triệu m3/ngày trong tháng 11/2023.

Lượng khí đốt dự trữ của EU giảm 6,3% xuống còn 93,3%. Sự sụt giảm này xuất hiện sau khi EU báo cáo khối lượng khí đốt tự nhiên tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại trong tháng 10/2023, đạt mức gần 98%.

Dữ liệu cũng chỉ ra, việc sản xuất năng lượng tái tạo như tua-bin gió đã giảm trong tháng 12/2023, đáp ứng khoảng 15% nhu cầu năng lượng của khối.

Trong tháng 12/2023, Liên minh châu Âu (EU) đã bơm nhiên liệu từ kho dự trữ nhiều gấp 4 lần so với mức trung bình của tháng trước đó. Ảnh minh họa: The Wall Street Journal

Trong khi đó, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga tiếp tục cung cấp khí đốt để chuyển đến khu vực Tây và Trung Âu qua Ukraine, thông qua Sudzha - trạm bơm khí còn lại duy nhất. Được biết, khoảng 42,4 triệu m3 khí đã được cung cấp mỗi ngày, tính đến đầu tháng 12/2023.

Mặc dù lượng khí đốt dự trữ của EU hiện vẫn đủ nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng tình hình có thể thay đổi trong mùa Đông. Các nhà quan sát cũng nhận định, thị trường EU sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi mức tiêu thụ khí đốt tại châu Á, khi các quốc gia ở Nam Á được dự đoán sẽ trở thành động lực chính của thị trường khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Trong diễn biến liên quan, theo thông tin trên Sputnik, sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của Nga do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến châu Âu phải vật lộn với lạm phát tăng vọt và hóa đơn năng lượng tăng cao. Cùng với đó, chi phí xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ gia tăng áp lực lên ngân sách của các hộ gia đình ở châu Âu.

Theo tính toán của Sputnik dựa trên dữ liệu của Eurostat, EU phải trả thêm khoảng 185 tỷ euro cho việc nhập khẩu khí đốt, kể từ khi áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Kể từ tháng 2/2022, khi Brussels lần đầu tiên áp đặt các hạn chế đối với Moscow, chi phí nhập khẩu khí đốt trung bình hàng tháng của EU đã tăng lên 15,2 tỷ euro. Trong số đó, 7,7 tỷ euro dành cho khí đốt tự nhiên hóa lỏng và 7,5 tỷ euro cho cho khí đốt thông qua các đường ống dẫn khí.

Trong những năm trước đó, EU chỉ mất trung bình 5,9 tỷ euro cho khí đốt, gồm 3,6 tỷ euro chi vào khí đốt qua đường ống và 2,3 tỷ euro dành cho khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Từ số liệu này, Eurostat ước tính trong vòng 20 tháng, các nước thành viên EU đã chi tổng cộng 304 tỷ euro cho nhập khẩu khí đốt.

Giữa lúc châu Âu đang đối mặt với việc các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga phản tác dụng, Mỹ lại thu về khoản lợi nhuận ước tính trị giá 53 tỷ euro. Các quốc gia khác được hưởng lợi khi EU tìm kiếm nguồn cung thay thế năng lượng của Nga gồm Anh (27 tỷ euro), Na Uy (24 tỷ euro) và Algeria (21 tỷ euro).

Mặt khác, tuy lượng khí đốt cung cấp cho EU giảm nhưng Nga vẫn thu về thêm 14 tỷ euro do giá tăng cao. Chiến dịch nhằm hạn chế thu nhập liên quan đến năng lượng của Moscow cũng giúp Qatar thu về thêm 14 tỷ euro, trong khi Azerbaijan nhận về 12 tỷ euro, theo thông tin trên Sputnik.

XEM THÊM: Thủ tướng Israel cảnh báo thủ đô Lebanon sẽ trở thành Gaza nếu Hezbollah làm điều này

Trước cuộc xung đột tại Ukraine, châu Âu nhập khẩu khoảng 40% lượng khí đốt tiêu thụ từ Moscow. Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, Brussels đã đưa ra nhiều gói trừng phạt nhằm vào Moscow.

Xung đột ở Ukraine và các hạn chế trừng phạt dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tăng giá năng lượng trên toàn thế giới. Các nước phương Tây cùng đồng minh đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng, phải vật lộn để lấp đầy nguồn dự trữ khí đốt của mình.

Đinh Kim (Theo RT, Sputnik)

Tin nổi bật