Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lùm xùm công ty hứa thưởng 500 triệu đồng cho tuyển nữ Việt Nam: HLV Mai Đức Chung nói gì?

(DS&PL) -

Liên quan đến vụ đội tuyển bóng đá nữ bị "xù" tiền thưởng, HLV Mai Đức Chung cảm ơn nhã ý của công ty Đ.G nhưng từ chối nhận số tiền 500 triệu đồng.

Liên quan đến vụ một công ty hứa thưởng 500 triệu đồng cho tuyển bóng đá nữ Việt Nam nhưng yêu cầu danh sách, HLV Mai Đức Chung cảm ơn nhã ý của công ty Đ.G nhưng từ chối nhận số tiền 500 triệu đồng.

Sáng ngày 13/1, trao đổi với PV, HLV Mai Đức Chung (HLV trưởng của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam) cho biết, không muốn bàn luận thêm về vụ việc do "không tích gây ồn ào".

Ông Chung chia sẻ: “Phía công ty Đ.G có nhã ý như vậy là rất tốt, tôi thay mặt đội rất cảm ơn. Nhưng, việc chia thưởng là do Ban huấn luyện và lãnh đạo đội (tức là các đội trưởng, đội phó) đã họp bàn để chia rất sòng phẳng.

Đội tuyển nữ nhận "cơn mưa" tiền thưởng sau chiến thắng tại Seagames. 

Phía công ty cho chúng tôi rất cảm ơn nhưng chúng tôi chia theo tỷ lệ A, B, C. Nếu đá nhiều trận, đá chính thức là loại A, thay ra thay vào loại B, loại C là ít đá… Còn cấp Tổng cục Thể dục thể thao và Liên đoàn sẽ kiểm tra việc chia, phía công ty Đ.G cho cũng như các công ty khác cho, mỗi đồng tiền thưởng chúng tôi nhận được đều rất trân quý vì đó là tấm lòng của mọi người dành cho đội.

Chúng tôi, có trách nhiệm phải phân chia tiền thưởng đó cho mọi người, chứ không ai được bỏ túi khoản này”.

HLV trưởng của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam cũng cho biết, sẽ không nhận khoản thưởng này nữa vì "rất mang tiếng".

Chia sẻ với PV dưới góc độ pháp lý, Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp) cho biết, hứa thưởng là một loại giao dịch dân sự theo quy định tại Chương XVII Bộ luật dân sự 2015 (trước đây là mục 13 của Bộ luật dân sự 2005).

Hhứa thưởng được hiểu là hành vi pháp lý đơn phương, thể hiện ý chí ban đầu của một bên chủ thể mà không có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên như hợp đồng dân sự. Ý chí của bên hứa thưởng phải được thể hiện một cách công khai, chủ thể bên nhận thưởng có thể được xác định rõ ràng hoặc không. Khi đó, nghĩa vụ thực hiện công việc của bên được nhận thưởng trong quan hệ hứa thưởng không phải là nghĩa vụ bắt buộc, vậy nên người này có thể thực hiện nhưng cũng có thể không thực hiện và nếu không thực hiện thì sẽ không nhận được giải thưởng.

Việc hứa thưởng chỉ hợp pháp khi công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Nếu việc hứa thưởng nhằm yêu cầu thực hiện các công việc trái quy định thì việc hứa thưởng đương nhiên không có hiệu lực, nếu gây ra thiệt hại cho người khác thì bên hứa thưởng và bên thực hiện công việc sẽ cùng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, việc hứa thưởng chỉ có hiệu lực khi bên hứa thưởng không rút yêu cầu hứa trước khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc (việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố), đồng thời người thực hiện đã hoàn thành xong công việc theo yêu cầu người hứa thưởng.

Nguyễn Phượng (T/h)

Tin nổi bật