Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lời khuyên của bác sĩ khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

Trước và sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, cha mẹ và nhân viên y tế cần có những lưu ý cần thiết.

Quy trình tiêm vắc-xin cho trẻ cũng giống như người lớn

Bác sĩ Lê Kiến Ngãi, Trưởng phòng Khám tư vấn tiêm chủng, Khoa Dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chia sẻ nhằm giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ em.

Theo bác sĩ cũng giống như người lớn, khi trẻ nhiễm COVID-19 sẽ có những diễn biến bệnh từ nhẹ cho đến nặng và có nguy cơ tử vong. Tuy nhiên tỉ lệ mắc, nặng, tử vong ở trẻ em khá thấp so với người lớn.

Bên cạnh đó, nếu số lượng ca nhiễm cộng đồng ngày càng nhiều, thì nguy cơ trẻ nhiễm COVID-19 rất là lớn.

Cần đảm bảo an toàn khi tiêm cho trẻ.

BS Ngãi cũng cho biết, trẻ em không thuộc nhóm đối tượng tiêm vắc-xin COVID-19 ngay từ đầu bởi: “Đối với vắc-xin COVID-19, chúng ta tiêm vắc-xin dựa vào diễn biến các cấp độ dịch khác nhau, đặc điểm dịch tễ, đối tượng bị tác động, phòng ngừa 5K.

Dựa vào tất cả những đặc điểm trên thì có thể thấy người lớn là đối tượng dễ bị tấn công nhất, dễ chuyển nặng và có nguy cơ tử vong cao. Đặc biệt người lớn là nhóm đối tượng di chuyển nhiều và làm những hoạt động đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội. Ngoài ra, chúng ta dễ dàng quản lý nhóm đối tượng trẻ em bằng các hoạt động chăm sóc tại nhà. Đây là lý do mà chúng ta ưu tiên người lớn được tiêm chủng trước rồi mới đến trẻ em”.

Bác sĩ Lê Kiến Ngãi, Trưởng phòng khám tư vấn tiêm chủng, khoa Dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương tại buổi toạ đàm do VTC News tổ chức.

Quy trình tiêm vắc-xin cho trẻ em và người lớn cơ bản giống nhau. Khoảng cách tiêm cho trẻ giữa 2 mũi vẫn từ 3-4 tuần và không cần phải xét nghiệm trước khi tiêm. và có thể tiêm những vắc-xin khác khi đang trong thời gian tiêm COVID-19.

Bác sĩ nhấn mạnh: “Chúng ta cần đảm bảo an toàn trong quá trình triển khai, Hội đồng y tế của Bộ Y tế có phương châm là tạo điều kiện độ phủ rộng nhất và đảm bảo an toàn”.

Đặc biệt cần có sự khám sàng lọc kỹ đến các bệnh lý, thể trạng của trẻ, cần quan tâm kiểm tra kỹ vấn đề tim mạch, nhịp thở của trẻ. Mặc dù tỉ lệ thấp, nhưng cũng đã có những công bố liên quan đến biến chứng.

Ngoài ra, thông tin về lý do ưu tiên tiêm cho trẻ 12-17 tuổi mà không phải dưới 12 tuổi. Khi chọn đối tượng tiêm vắc-xin thì cần căn cứ nhiều yếu tố. Tiêm vắc-xin cần đảm bảo hai yếu tố là sức khoẻ và an toàn. Từ kinh nghiệm của các quốc gia, chúng ta lựa chọn nhóm trẻ từ 12-17 để tiêm trước. Sau khi chúng ta có thêm những kinh nghiệm ở các nhóm trẻ 12-17 này thì sẽ hạ thấp dần độ tuổi ở trẻ đảm bảo an toàn.

Những lưu ý khi tiêm vắc-xin cho trẻ em

Bác sĩ Lê Kiến Ngãi đã chỉ ra một số trường hợp nào trẻ nên trì hoãn tiêm vắc-xin COVID-19. Thứ nhất, nếu trẻ có phản vệ với vắc-xin đã tiêm lần trước thì không nên tiêm. Tuy nhiên hiện trẻ chưa từng tiêm vắc-xin COVID-19 trước đó thì có nghĩa hầu hết các em sẽ được tiêm. Nếu trẻ nào có phản vệ với các thành phần trong vắc-xin COVID-19 thì sẽ không được tiêm.

Nhóm thứ hai, hoãn tiêm trong trường hợp trẻ có nhiễm trùng cấp tính hoặc bệnh mãn tính thì không nên tiêm.

Nhóm thận trọng - tất cả nhân viên y tế cần thận trọng tiêm với trẻ bị dị ứng, rối loạn hành vi, rối loạn tri giác.

Nhóm trẻ tiêm trong bệnh viện. Các trẻ thuộc nhóm này có bệnh lý nền, bệnh lý mãn tính cần tiêm trong bệnh viện để được theo dõi sức khoẻ tốt hơn sau tiêm.

Bác sĩ Lê Kiến Ngãi đưa ra những phản ứng phụ khi tiêm cho trẻ: “Phản ứng phụ khi tiêm cho trẻ không khác biệt so với người lớn, có thể xuất hiện sưng, đau đỏ chỗ tiêm. Những phản ứng toàn thân khác như sốt, mệt mỏi.

Còn một số phản ứng nặng như phản vệ thì cần nhập viện điều trị. Theo công bố y văn, một số trẻ có nguy cơ mắc viêm cơ tim sau tiêm vắc-xin, nhưng sẽ rất ít và hiếm trẻ bị như vậy”.

Trước và sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ cần lưu ý một số vấn đề như cần căn cứ vào đặc điểm sinh lý, tâm lý của trẻ để đảm bảo cho trẻ khi tiêm chủng. Cần chuẩn bị tâm lý tốt cho các con, giải thích trước cho con những phản ứng có thể gặp phải khi tiêm.

Chuẩn bị tâm lý cho con khi đến tiêm có thể an tâm và an toàn. Trước khi tiêm cần chuẩn bị thể lực tốt cho các con. Trẻ cần ăn uống đầy đủ trước khi tiêm.

Sau tiêm từ 1- 3 ngày, cần tránh vận động nặng, người lớn thường xuyên theo dõi và quan sát các phản ứng sau tiêm của trẻ.

Theo kế hoạch, việc tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 ở trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian từ quý IV/2021 đến quý I/2022. Thời gian cụ thể sẽ dựa theo các đợt phân bổ vắc-xin của Bộ Y tế. Đối tượng triển khai sẽ là toàn bộ trẻ em trong độ tuổi từ 12-17 tuổi (bao gồm cả trẻ đi học hoặc không đi học) có chỉ định sử dụng vắc-xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất và Bộ Y tế.

Cũng theo kế hoạch này, trong trường hợp nguồn vắc-xin chưa đủ, thành phố sẽ tiến hành phân bổ số lượng vắc-xin cho các quận, huyện, thị xã theo thứ tự ưu tiên. Cụ thể: Có ca F0 mới, có mật độ dân cư cao, có nhiều địa điểm thường tập trung đông người, nhiều ngành nghề dịch vụ, nhiều trường học, giáp ranh các tỉnh có dịch bệnh diễn biến phức tạp, cửa ngõ giao thông đi lại, có khu cách ly tập trung...

ĐBQH quan ngại khi Hà Nội cho học sinh đi học trở lại

Liên quan đến việc học sinh ở Ba Vì quay trở lại trường học, bên hành lang Quốc hội, trả lời PV, ĐBQH Hồ Thị Minh (Đoàn Quảng Trị) cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có nhiều địa phương khác cho học sinh đi học đúng một tuần nhưng lại phải quay trở lại học trực tuyến. “Là một phụ huynh từng công tác trong ngành giáo dục và giờ là một ĐBQH tôi rất quan ngại, khi các em chưa được tiêm phòng vắc-xin”, ĐBQH Hồ Thị Minh bày tỏ.

Theo nữ đại biểu, nếu thật sự công tác phòng, chống dịch bệnh chưa đảm bảo, chỉ có phương pháp 5K mà cho học sinh trở lại trường thì bà cũng hết sức quan ngại.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh, có những bộ môn chưa cần thiết phải học trực tuyến như âm nhạc, kỹ thuật, thể dục... Những môn học này có thể chờ đến khi trẻ được tiêm chủng vắc-xin hoặc dịch bệnh ổn hơn.“Khi dịch bệnh ổn hơn, có thể huy động các em đến trường cả thứ Bảy, Chủ Nhật cho kịp tiến độ. Chứ còn hiện nay, dịch bệnh còn phức tạp, môn học nào cũng muốn rải đều để kịp tiến độ thì có thể ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả học tập”, đại biểu Hồ Thị Minh nhấn mạnh.

Hoa Trà

Tin nổi bật