Từ lâu, bột ca cao đã được coi là một thực phẩm bổ dưỡng. Ngày nay, nó còn được dùng làm thuốc để điều trị các bệnh truyền nhiễm đường ruột và tiêu chảy, hen suyễn, viêm phế quản, giúp long đờm, giảm tắc nghẽn phổi.
Vỏ hạt ca cao được sử dụng cho các bệnh gan, bàng quang và thận; đồng thời làm thuốc bổ cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, người ta còn dùng bột ca cao để cải thiện sức khỏe nói chung. Bơ ca cao được sử dụng để giảm cholesterol, giảm nếp nhăn và ngăn ngừa vết rạn da trong thai kỳ.
Tuy nhiên, ca cao chứa caffeine, nên nếu tiêu thụ một lượng lớn trong thời gian ngắn có thể gây căng thẳng, đi tiểu nhiều, mất ngủ và tim đập nhanh.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên uống nhiều quá 2 ly ca cao mỗi ngày bởi khi bạn sử dụng quá nhiều ca cao trong một ngày có thể gây ra tình trạng nghiện ca cao và gây nên một số tác dụng phụ không tốt.
Dưới đây là một số người không nên sử dụng cacao:
Một cốc cacao thơm phức vào mỗi buổi sáng mùa đông sẽ giúp cơ thể thêm ấm áp và tinh thần tỉnh táo, sảng khoái hơn. Cacao là nguồn cung cấp chất chống ôxy hóa, kẽm và magiê tuyệt vời. Nó cũng chứa nhiều protein, canxi và phốt phát, giúp duy trì huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ, giảm cân, cải thiện trí nhớ và thúc đẩy tinh thần tốt hơn. Tuy nhiên, cacao lại là loại thức uống chứa nhiều oxalat và phốt phát. Khi canxi kết hợp với phốt phát sẽ hình thành các tinh thể caxi phốt phát và lâu ngày sẽ trở thành sỏi canxi phốt phát. Vì vậy những người có nguy cơ bị sỏi thận hoặc có tiền sử bị sỏi thận nên lưu ý khi uống cacao.
Nếu tiêu thụ lượng lớn cacao khi mang thai có thể khiến bạn sẩy thai, sinh non, thai nhi nhẹ cân.
Cacao chứa caffeine nhưng vẫn có thể an toàn với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng với lượng vừa phải.
Hãy theo dõi lượng tiêu thụ ca cao hàng ngày của bạn. Nếu tiêu thụ lượng lớn cacao khi mang thai có thể khiến bạn sẩy thai, sinh non, thai nhi nhẹ cân. Một số chuyên gia khuyên bạn nên tiêu thụ caffeine dưới 200mg mỗi ngày trong khi mang thai.
Nồng độ caffeine có trong sữa mẹ bằng khoảng 1/2 nồng độ caffeine có trong máu mẹ. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều chocolate (khoảng 450g/ngày), trẻ bú mẹ có thể trở nên cáu kỉnh và đi tiêu thường xuyên.
Nhiều chuyên gia lo ngại rằng việc tiêu thụ một lượng lớn ca cao có thể khiến chứng rối loạn lo âu trở nên tồi tệ hơn.
Một tác dụng phụ của ca cao là làm chậm quá trình đông máu. Việc tiêu thụ lượng lớn ca cao có thể tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím ở những người bị rối loạn chảy máu.
Caffeine trong ca cao có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc tim đập nhanh ở một số người. Do đó, những người có bệnh tim không nên dùng.
Việc tiêu thụ ca cao có thể làm tăng lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết ở người bị bệnh đái tháo đường.
Tiêu chảy là một tác dụng phụ phổ biến của bột ca cao khi tiêu thụ quá nhiều.
Tiêu chảy là một tác dụng phụ phổ biến của bột ca cao khi tiêu thụ quá nhiều.
Cacao có thể cản trở tính hiệu quả của van trong ống thực quản, làm cho các triệu chứng của bệnh thêm tồi tệ.
Caffeine trong ca cao có thể làm tăng huyết áp ở những người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, đối với những người có thói quen tiêu thụ lượng caffeine lớn, ca cao có thể không gây ra hiện tượng trên.
Caffeine có trong ca cao có thể làm tăng lượng canxi thải ra qua nước tiểu. Do đó, những người bị loãng xương nên thận trọng với tác dụng phụ này của cacao.
Cacao có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Hãy ngừng dùng loại thực phẩm này ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Cacao có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật.
Nên chọn ca cao nguyên chất, chưa tinh chế: Sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là ca cao đã qua chế biến, tức đã qua công đoạn gia công nhiệt. Tiếc rằng quá trình sản xuất này đã hủy diệt các vitamin và các chất chống ôxy hóa sẵn có trong ca cao. Ca cao nguyên chất, chưa tinh chế được lên men và sấy khô, vì thế có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn. Ca cao nguyên chất cũng có khả năng “nuốt chửng” nhiều hơn các thành phần tự do, nhờ thế có thể hỗ trợ hiệu quả cơ chế bảo vệ tế bào của cơ thể.
Về phương diện này ca cao hiệu quả hơn hẳn nhiều loại rau xanh. Khác với hạt ca cao bình thường, trong quá trình chế biến, hạt ca cao nguyên chất được sấy khô nguyên cả lớp vỏ hạt. Chính lớp vỏ hạt chứa hàm lượng cao nhất resveratrol, tức thành phần chống oxy hóa cực mạnh. Ca cao nguyên chất có lượng resveratrol cao hơn hẳn rượu vang đỏ.
Nên dùng ca cao không đường: Thay vì ca cao nguyên chất, các cửa hàng thường bán cho chúng ta sản phẩm ca cao có đường, sữa, lecithin, glucose và các loại hương liệu. Ca cao chỉ là một trong các thành phần của sản phẩm. Không ít nhà sản xuất còn bổ sung một số vitamin vào sản phẩm ca cao, nhưng đường kìm hãm cơ thể hấp thụ vitamin. Vậy nên người tiêu thụ không được lợi lộc gì ngoài nguy cơ có thể bị béo phì, tức thể trạng “tiếp tay” cho nhiều chứng bệnh.
Bột ca cao nguyên chất pha nước sôi hoặc sữa gầy, chỉ cho một chút đường là cách dùng ca cao hiệu quả nhất.