Cây lá bỏng còn được gọi là cây trường sinh, cây sống đời, diệp sinh căn, thuốc bỏng.Thuộc họ thuốc bỏng (Crassulaceae).Phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt phổ biến tại Việt Nam. Theo y học cổ truyền, cây lá bỏng mang vị nhạt, hơi chua, tính mát, lành tính, sở hữu nhiều công dụng quý như tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, làm tan máu ứ, giảm sưng, giải độc...
Không chỉ nổi tiếng với khả năng trị bỏng hiệu quả, lá bỏng còn được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý khác như sỏi thận, gút, cao huyết áp, các vấn đề về da, hạ sốt, giảm đau đầu và điều hòa kinh nguyệt. Lá bỏng non không chỉ được dùng để nấu canh hay đắp lên vết thương, mụn nhọt mà còn có một công dụng ít người biết đến là giải rượu bia hiệu quả.
Cây lá bỏng có tác dụng giải rượu hiệu quả
Các hoạt chất trong lá bỏng giúp trung hòa acetaldehyde - chất độc hại sinh ra trong quá trình chuyển hóa rượu, từ đó giảm các triệu chứng say rượu như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Lá bỏng cũng giúp bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể sau khi uống rượu bia.
Đối với lá bỏng tươi, bạn có thể rửa sạch 10-15 lá bỏng, giã nát hoặc xay sinh tố với nước lọc.Uống trực tiếp hoặc thêm chút mật ong để dễ uống. Nếu sử dụng lá bỏng khô, bạn có thể hãm trà uống như trà thông thường.
Tuy nhiên, hiệu quả giải rượu của lá bỏng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người và lượng rượu đã uống.Không nên lạm dụng lá bỏng để giải rượu thường xuyên, vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá bỏng để giải rượu.
Ngoài sử dụng cây lá bỏng, bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo giải rượu hiệu quả khác như uống nhiều nước lọc để bù nước cho cơ thể, an cháo loãng hoặc súp để dễ tiêu hóa, nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể phục hồi, tránh vận động mạnh sau khi uống rượu.