Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lấy cao răng có cần thiết không và khi nào nên lấy?

(DS&PL) -

Nhiều người chưa từng lấy cao răng vì lo sợ sẽ làm ảnh hưởng tới men răng của mình nhưng đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Cao răng là gì?

Cao răng là một chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới bờ lợi (còn gọi là vôi răng).

Cao răng có hai loại: Cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên. Khi cao răng thường gây viêm lợi, lợi ở vùng viêm sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.

Tại sao phải lấy cao răng?

Nhiều người trong chúng ta tin rằng lấy cao răng sẽ làm cho chân răng bị yếu đi, làm mòn men răng khiến răng dễ bị lung lay... Tuy nhiên đây là một quan niệm sau lầm.

Sự tồn tại của cao răng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu, dẫn đến tiêu xương cùng các triệu chứng khác như chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi, ê buốt khi ăn uống..., nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng. Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh viêm niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng…

Lấy sạch cao răng sẽ loại bỏ được hoàn toàn những vi khuẩn gây hại cho răng, giúp bảo vệ chân răng. Một khi các mảng cao răng được loại bỏ, sẽ không còn chỗ cho vi khuẩn trú ẩn, vì vậy sẽ phòng ngừa được bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Hạn chế được tình trạng chảy máu chân răng và giảm bớt mùi hôi của hơi thở.

Khi những mảng bám trong khoang miệng được lấy đi, các vết ố vàng không còn nữa, răng bạn sẽ trở lại với vẻ trắng sáng tự nhiên, hơi thở trở nên thơm mát hơn. Lúc đó, bạn có thể tư tin khoe nụ cười mà không còn phải e ngại điều gì.

Khi nào nên lấy cao răng?

Cao răng cần được lấy sạch định kỳ 3 - 6 tháng/lần. Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả. 

Những quan niệm sai lầm về lấy cao răng

Cạo vôi răng sẽ rất đau: là hoạt động rung tần số cao của sóng siêu âm để loại bỏ vôi răng, vết ố… trên răng mà về cơ bản không gây hại cho răng. Do đó, thao tác làm sạch này nhìn chung không gây quá đau, trong suốt quá trình và sau đó.

Gây chảy máu chân răng: Nếu bản thân nướu bị viêm, nướu sưng nhiều hơn, có thể bị chảy máu khi vệ sinh răng miệng.

Làm răng lung lay: Răng lung lay là một trong những triệu chứng của bệnh viêm nha chu, nguyên nhân chủ yếu là do tụt nướu. Cao răng bám vào răng một cách cơ học, tạo ra ảo giác rằng răng chắc khỏe và một khi cao răng được rửa sạch, răng sẽ tự nhiên có cảm giác lung lay.

Ê buốt kéo dài: Thông thường, bị ê buốt sau khi lấy cao răng chỉ kéo dài khoảng vài giờ sẽ hết. Nếu cảm giác ê buốt quá lâu sau khi lấy cao răng thì có thể do các nguyên nhân: Kỹ thuật lấy cao răng chưa tốt, do nền răng yếu, do thiểu sản men răng...

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật