Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lào Cai: Bé gái 3 tuổi nhập viện cấp cứu vì sốc phản vệ do bị kiến đốt

(DS&PL) -

Sau khi bị kiến đốt, một bé gái 3 tuổi ở Lào Cai rơi vào tình trạng tím tái, được gia đình nhanh chóng chuyển đến BV cấp cứu.

Sau khi bị kiến đốt, một bé gái 3 tuổi ở Lào Cai rơi vào tình trạng tím tái, được gia đình nhanh chóng chuyển đến BV cấp cứu.

Bệnh nhi đang tiếp tục được điều trị và theo dõi tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Ngày 14/6, BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết vừa tiếp nhận trường hợp bé gái Triệu Thị M., 3 tuổi ở huyện Yên Sơn bị sốc phản vệ do kiến đốt.

Báo VietNamNet thông tin, theo gia đình nạn nhân, sáng cùng ngày, bé chơi dưới gốc cây xoan gần nhà, không may bị kiến đốt 1 nốt vào lòng bàn chân. Sau khi bị kiến đốt, bé gãi nhiều, chừng 5 phút sau, mặt bé đỏ tưng bừng, môi và người tím tái, gia đình phát hiện đã đưa bệnh nhi đến Trạm y tế xã Tân Tiến (huyện Yên Sơn) để cấp cứu và nhanh chóng được chuyển tuyến về BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

Theo nguồn tin trên Pháp Luật Việt Nam, trước biểu hiện cuả em bé, các bác sĩ đánh giá nguy cơ sốc phản vệ và nhanh chóng cấp cứu theo "Sơ đồ chẩn đoán và cấp cứu phản vệ".

Hiện tại, bệnh nhi M. đang tiếp tục được điều trị và theo dõi tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

Được biết, trường hợp của bé M. không phải là bệnh nhân duy nhất bị sốc phản vệ do côn trùng đốt. Cuối tháng 5, khoa Cấp cứu của Bệnh viện đa khoa Cửu Long (TP Cần Thơ) cũng tiếp nhận 4 người trong cùng một gia đình ở thị trấn Cái Côn (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) đến cấp cứu do bị ong mật rừng đốt.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, sốc phản vệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đây là phản ứng quá mẫn của cơ thể khi tiếp xúc với các dị nguyên như ong đốt, kiến đốt, tiêm, uống thuốc, ăn các loại thực phẩm, hít...

Bệnh xuất hiện rất nhanh, ngay lập tức hoặc trong vòng 30 phút kể từ khi tiếp xúc dị nguyên. Sốc phản vệ có biểu hiện hạ huyết áp, trụy tim mạch, suy hô hấp cấp do tăng tính thấm thành mạch và co thắt cơ trơn phế quản, dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Triệu chứng xuất hiện càng sớm bệnh càng nặng, tỉ lệ tử vong càng cao.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật