Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lâm tặc ồ ạt tàn sát gỗ Pơmu

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Để tẩu tán hàng trăm mét khối gỗ Pơmu quý giá và qua mắt cơ quan chức năng, lâm tặc có ý định sẽ ngụy trang bằng cách cho lên các xe vận chuyển gỗ Lào từ biên giới về.

(ĐSPL) – Để tẩu tán hàng trăm mét khối gỗ Pơmu quý giá và qua mắt cơ quan chức năng, lâm tặc có ý định sẽ ngụy trang bằng cách cho lên các xe vận chuyển gỗ Lào từ biên giới về.

Thông tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết, đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn điều tra, xử lí vụ hàng trăm mét khối gỗ Pơ mu thuộc rừng phòng hộ trên địa bàn xã Tam Hợp, huyện Tương Dương bị lâm tặc đốn hạ trong thời gian gần đây.

Theo đó, từ cuối tháng 7/2014 trên địa phận giáp ranh biên giới Việt – Lào thuộc xã Tam Hợp, một số lượng lớn lâm tặc đã lợi dụng sự sở hở của các cơ quan chức năng để đốn hạ không thương tiếc hàng trăm mét khối gỗ Pơ mu giá trị.

Điều đáng nói, lâm tặc chủ yếu là người dân tộc Mông, hiện đang sinh sống trên địa bàn xã. Sau khi đốn hạ hàng loạt cây pơ mu cổ thụ, lâm tặc tẩu tán gỗ bằng cách cho lên các xe vận chuyển gỗ Lào từ biên giới về để ngụy trang nhằm qua mặt các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ý định của chúng đã bị lực lượng chức năng phanh phui.

Một lô gỗ pơmu khai thác trái phép bị các cơ quan chức năng thu hồi.

Ngày 14/ 8, trao đổi với PV báo Đời sống & Pháp luật, ông Võ Sỹ Lâm, Hạt trưởng hạt kiểm lâm Tương Dương, cho biết: “ Sau khi nhận được tin báo của kiểm lâm về việc hàng loạt cây cổ thụ Pơmu bị đốn hạ không thương tiếc, chỉ còn trơ lại gốc tại vùng biên giới Việt – Lào thuộc xã Tam Hợp, chúng tôi đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo giao cho lực lượng công an vào cuộc điều tra làm rõ. Sau khi có kết luận từ cơ quan điều tra, chúng tôi sẽ tiến hành vận chuyển tang vật ra khỏi rừng để xử lí theoq uy định”.

Cũng theo ông Lâm, điều quan trọng bây giờ là phải khéo léo bí mật, tránh đánh động vì lâm tặc ở đây chủ yếu là người dân tộc Mông, họ rất manh động và có thể bỏ trốn sang biên giới Lào nên phương pháp điều tra mềm dẻo được ưu tiên.

Hiện, ban quản lí rừng đang phối hợp cùng bộ đội biên phòng tiến hành bảo vệ hiện trường và số lâm sản để cơ quan công an điều tra làm rõ vụ việc.

Tin nổi bật