Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kỳ lạ chuyện làm đám ma giả để đuổi vận xui, tìm "cuộc sống mới" ở Thái Lan

(DS&PL) -

Những người Thái Lan tin rằng việc tổ chức đám tang giả có thể cải thiện vận may hoặc mang lại cho họ một khởi đầu mới tốt đẹp hơn.

Những người Thái Lan tin rằng việc tổ chức đám tang giả có thể cải thiện vận may hoặc mang lại cho họ một khởi đầu mới tốt đẹp hơn.

Theo Reuters, ngôi đền Wat Bangna Nai ở ngoại ô Bangkok (Thái Lan) thu hút hơn 100 người đến đây mỗi ngày để thực hiện lễ tang giả của chính họ với hy vọng cầu vận may hoặc mang lại một khởi đầu mới.

Đối với một số người, áp lực cuộc sống trong thời kỳ đại dịch COVID-19 đã khiến nghi lễ càng trở nên quan trọng hơn.

Những người đến làm đám tang giả sẽ phải trả 100 baht (khoảng 80.000 đồng) tiền mua hoa, nến và trang phục để thực hiện nghi lễ.

Họ làm theo hướng dẫn của các nhà sư. Đầu tiên, những người này sẽ nằm trong quan tài và quay đầu về hướng tây để cầu nguyện. Sau đó, họ đổi ngược lại để tượng trưng cho sự tái sinh. Trong khi đó, một nhà sư sẽ ngồi cạnh quan tài và tụng kinh.

Những người tham dự nghi lễ sẽ nằm bên trong quan tài và cầu nguyện may mắn tại một ngôi chùa ở Bangkok, Thái Lan ngày 27/1. (Ảnh: Reuters)

Nutsarang Sihard (52 tuổi) nói trên Reuters: "Tôi cảm thấy mình như được tái sinh, sống lại và trở thành một con người mới".

Chonlathit Nim Samplewai (23 tuổi), một người khác tham gia buổi lễ cho biết: "Tôi cảm thấy căng thẳng. Đó là lý do tại sao tôi ở đây hôm nay, tôi muốn cảm thấy tốt hơn, may mắn hơn".

Nhiều ngôi chùa ở Thái Lan cũng tổ chức các nghi lễ tương tự và Prakru Prapath Waranukij, một nhà sư thực hiện nghi lễ này, cho biết mặc dù lễ cầu may này bị cư dân mạng chỉ trích nhưng ông cảm thấy điều quan trọng là phải suy ngẫm về cái chết.

Không chỉ xứ chùa Vàng, nhiều quốc gia khác như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng rộ lên xu hướng làm đám tang giả.

Ở Mỹ, trường trung học Frederick Doulass nằm ở phía tây Atlanta tổ chức hoạt động này hàng năm như một phần của chương trình giáo dục cảm xúc xã hội cho học sinh.

Điều này được cho là nhằm ngăn ngừa những trường hợp học sinh tự tử vì áp lực học tập, bắt nạt học đường và rắc rối trong cuộc sống.

Tại xứ sở hoa anh đào, các hoạt động chết thử, chuẩn bị hậu sự cho bản thân ngày càng trở nên phổ biến. Người tham gia sẽ được dán ảnh, dự lễ tang và lễ rắc tro cốt của chính họ.

Nhiều người già ở Nhật muốn tự chuẩn bị cho cái chết của họ khi sức khỏe vẫn còn tốt để giảm gánh nặng lên con cái.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật