Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kỳ 2: Bắn người, đốt tàu trên sông tranh giành "hàng đen"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Thế giới dưới nước tàn khốc hơn bao giờ hết bởi lợi nhuận từ "hàng đen" - cát - chẳng khác là bao so với "hàng trắng" - heroin.

(ĐSPL) - Lòng sông là một thế giới mà quy luật "mạnh được, yếu thua" rõ ràng và khốc liệt nhất. Những kẻ tư lợi mang trong mình "dòng máu của hà bá" luôn tác oai, tác quái. Chúng tranh giành địa bàn, ngang nhiên dùng vũ khí thanh toán lẫn nhau và sẵn sàng sử dụng súng bắn cả vào người dân ven khu vực khai thác mà chúng cho rằng bất hợp tác.

Vì lợi nhuận và có cả sự "chống lưng" của vài quan chức biến chất khiến thế giới dưới nước tàn khốc hơn bao giờ hết bởi lợi nhuận từ "hàng đen" - cát - chẳng khác là bao so với "hàng trắng" - heroin(!?).

Quy luật “mạnh được, yếu thua” khiến cuộc chiến kiếm miếng ăn trên sông không đơn giản.

Khốc liệt cuộc chiến giành lãnh địa

Nói về tranh giành lãnh địa trên thế giới sông nước, cả Chung "Bảy" và Sơn "điếu" (hai nhân vật mà chúng tôi đã nêu ở kỳ trước) đều cho rằng, chúng rất khác, thậm chí khác hoàn toàn so với giang hồ trên cạn.

Bởi, thế giới dưới nước khó phân định rạch ròi, giữa mênh mông sông nước khó có thể phân biệt được đâu là địa bàn của ai. Việc phân định này đều do cảm quan và phụ thuộc theo từng đoạn sông dài. Tuy nhiên, sự mơ hồ về ranh giới đều tiềm ẩn những nguy cơ cực kỳ nguy hiểm và nhiều rủi ro đến khốc liệt.

Bất kỳ một lý do nào, nếu cảm thấy bị ăn chặn, nếu đàm phán không được các "đại ca hà bá" sẵn sàng "điều" đàn em đi "xử" ngay. Trên một dòng sông rộng, mênh mông nước, con mồi định sẵn không khác gì "chim lồng cá chậu", việc "xử" nhau có thể bất kỳ lúc nào, đêm hay ngày. Khi "xử" xong đối thủ, bọn đàn em của các "ông trùm" này có thể nhanh chóng biến mất trước khi cơ quan chức năng kịp phát hiện và xử lý.

Bắn người, đốt tàu trên sông

Vụ việc xảy ra gần 23h đêm 11/11/2014 trên sông Luộc, đoạn qua địa phận xã Hà Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Khi đó, tàu hút cát HP-2523 do ông Trần Tăng D. (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đang điều khiển cùng ba thuyền viên khác trên tàu, bất ngờ bị một số đối tượng đi hai thuyền nan áp sát dùng súng bắn đạn hoa cải bắn vào tàu và ép các thuyền viên lên bờ.

Các đối tượng này đã châm lửa đốt cabin của tàu. Rạng sáng 12/11, nhận được tin báo đội cảnh sát giao thông đường thủy Công an tỉnh Hải Dương đã đến hiện trường điều tra vụ việc.

Lúc này, các đối tượng đã rút đi, ông D. cùng một thuyền viên trúng đạn bị thương đã được đưa vào viện cấp cứu. Theo thông tin từ phía ông D., vụ bắn súng, đốt tàu này là do mâu thuẫn trong hoạt động hút cát trên sông Luộc.

Cũng trong câu chuyện của những gã "ăn sông" này, vụ xử nhau ở khu vực sông Luộc (thuộc huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) cũng tiêu biểu cho một trong những "luật lệ" tàn khốc của giới giang hồ đường sông.

Theo lời của Chung "Bảy", cuộc thị uy của nhân vật Đức "gỗ" ở Hải Dương có thể coi như một màn thị uy tàn khốc của giang hồ sông nước. Đức "gỗ" được giới cát tặc trên khu vực sông Luộc khá quen mặt bởi theo một số "kẻ hiểu chuyện", thế lực của Đức "gỗ" rất lớn. Sở dĩ, Đức gỗ tác oai tác quái trên hơn 35km trải qua địa bàn rộng lớn ở 4 xã của huyện Tứ Kỳ được vì Đức "gỗ" có người “chống lưng”. Những "đội quân cát tặc" mà Đức "gỗ" chiêu mộ dân xã hội xưng hùng xưng bá khiến người dân nơi đây nhìn tài nguyên bị mất mà không dám ý kiến gì.

"Ban đêm, chúng tôi chẳng dám ra khỏi nhà vì sợ "đụng" phải cát tặc; không cẩn thận bị ăn đòn như chơi", một người dân chia sẻ với PV. Cũng theo phản ánh của người dân nơi đây, "đội quân cát tặc" sẵn sàng chống đối hoặc nộp phạt rồi sau đó lại ngang nhiên tái phạm bởi luôn có những ai đó "chống lưng".

Trở lại với việc Đức "gỗ" dằn mặt thuyền của Trần Tăng D., một tay cũng khá có tiếng trong giới hút cát, dám thể hiện ý định chiếm địa bàn.

Đức "gỗ" nhiều lần thị uy nhưng cậy có "bệ đỡ" nên Trần Tăng D. cũng đã lớn tiếng cho rằng, khu vực mà hắn khai thác thuộc khu vực giáp ranh của xã Hà Thanh, giáp ranh địa phận huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) là một "vùng đất mới" nên hắn có thể tự ý thò vòi xuống hút cát.

Tàu của Trần Tăng D. bị bắn đốt ngay trên sông nhưng chủ tàu bất lực.

Sau nhiều lần ngăn chặn không được, một nhóm người lạ mặt không biết có phải là đệ tử của Đức "gỗ" đến dằn mặt không nhưng chỉ biết rằng, đó là một vụ vãi đạn kinh hoàng, không những vậy nhóm này sẵn sàng thị uy bằng cách đốt tàu của Trần Tăng D. khi đang điều khiển.

Kinh hãi "luật ngầm" trên sông

Với siêu lợi nhuận ngang bằng buôn bán "hàng trắng" (lời một vị cán bộ xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc), cát tặc đã cày xới và băm nát các dòng sông với tốc độ ồ ạt, chóng mặt. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt khiến tình trạng khai thác cát sỏi trên các dòng có diễn biến vô cùng phức tạp, tình trạng tranh giành quyền lợi diễn ra ở nhiều điểm trên toàn tuyến.

Theo Sơn "điếu", tình trạng giang hồ loạn đả phức tạp đang diễn ra trên các dòng sông là do mỗi khúc sông đều có những "hà bá". Đặc biệt, mỗi "hà bá" đều có những thế lực khác nhau “chống lưng”, do đó, cuộc chiến trên sông gần như không có hồi kết.

Một trong những sự manh động đáng sợ của những kẻ cát tặc phải kể đến các cuộc thanh toán nhau của những nhóm giang hồ đối với cả người dân. Một trong những địa bàn nóng bỏng mà dân sông nước như Chung "Bảy" khá kiêng nể là các tuyến sông dọc sông Lô.

Đây là địa bàn giáp ranh hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, chính khu vực này mà các cơ quan chức năng khó tiếp cận với các đối tượng nên các "ông trùm hà bá" đã biến thành "chiến trường tranh giành lãnh địa". Cuộc chiến tàn khốc đến mức hệ thống chính quyền từ cấp xã đến cấp tỉnh khó mà có biện pháp nào hữu hiệu để ngăn chặn xử lý.

Kho cát vùng Lô Giang (đoạn qua địa bàn huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) được dân khai thác coi như một "mỏ vàng" không ai quản lý. Đoạn sông này dài 28km chảy qua 10 xã, việc quản lý đường sông nơi đây hết sức lỏng lẻo và được dân khai thác coi đó như một thiên đường. Chính Chung "Bảy" đã từng cùng Sơn "điếu" và một số tàu ở Hải Phòng coi đây như nguồn hàng dồi dào. Tuy nhiên, cuộc chiến giành lãnh địa tại khu vực này đã khiến đám Chung "Bảy" - dân giang hồ nước thực thụ - phải e ngại.

Mặc dù biết đây là nguồn "hàng" rất lớn nhưng đám "xã hội đen" của các địa bàn khác nhau liên tục hoạt động, chia băng nhóm bảo kê, "thu phế" tàu thuyền. Nhiều lần, thuyền của Chung "Bảy" còn bị ép "ăn hàng" khác mối nhưng may mắn có sự can thiệp kịp thời nên Chung "Bảy" không vi phạm "luật sông nước".

Không chỉ tranh chấp địa bàn, cát tặc vùng sông nước không có quy luật nào. Khi địa bàn khai thác bị thu hẹp, nhìn thấy các đối thủ vẫn "phè phỡn hút cát", không còn cách nào khác phải tổ chức "cướp miếng ăn", may ra mới có "đất sống".

Vụ việc của công ty TNHH V.Th., được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép khai thác cát với diện tích 52,6 ha trên địa bàn 2 xã Hải Lựu và Bạch Lưu (huyện Sông Lô) là một ví dụ cụ thể. Quá trình khai thác, doanh nghiệp liên tục bị một nhóm xã hội đen đe dọa, thậm chí dùng vũ lực để cướp mỏ. Khi cướp mỏ, nhóm này ngay lập tức đưa ra giấy phép khai thác của khu vực mà mình đã được cấp phép trước đó. Mặc dù, V.Th. kêu trời nhưng cũng đành bất lực nhìn cát tặc cướp mỏ của mình.                        

Kỳ 3: Bảo kê sông nước và độc chiêu biến ngư dân thành cát tặc 

Tin nổi bật