Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Không phải nam giới, đây mới là 7 nhóm người cần kiêng đậu phụ

(DS&PL) -

Đậu phụ là món ăn phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, có một số "đại kỵ" với thực phẩm này khi ăn mà không phải ai cũng biết.

Đậu phụ là món ăn phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, có một số "đại kỵ" với thực phẩm này khi ăn mà không phải ai cũng biết.

Đậu phụ là món ăn được nhiều người yêu thích - Ảnh: Minh họa

Tác dụng của đậu phụ đối với sức khỏe

- Ung thư

Đậu phụ có chứa nguồn selen dồi dào, khoáng chất cần thiết cho cơ thể để giúp hệ thống chống oxy hóa hoạt động đúng đắn, từ đó ngăn ngừa ung thư đường ruột. Đàn ông cũng có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt bằng cách ăn đậu phụ, song với số lượng vừa phải.

- Bệnh tiểu đường

Với những người bị bệnh tiểu đường, các sản phẩm làm từ đậu nành có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, ăn ít nhất 10 mg đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm tái phát ung thư vú tới 25%.

- Ngăn ngừa bệnh tim

Đậu phụ có chứa isoflavone làm giảm mức độ cholesterol xấu hoặc lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể, từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch.

- Giảm các triệu chứng tiền mãn kinh

Đậu phụ giàu canxi, rất có lợi cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh khi mất cân bằng mức độ estrogen trong cơ thể. Nó giúp làm giảm các cơn nóng trong người, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, viêm khớp dạng thấp.

- Ngăn ngừa rụng tóc

Nếu ăn đậu phụ, mái tóc của bạn sẽ được cung cấp protein cần thiết và luôn khỏe mạnh.

- Làm chậm quá trình lão hóa

Không những thế, ăn đậu phụ thường xuyên còn giúp làm chậm quá trình lão háo cơ thể. Theo đó, đậu phụ giúp giữ độ đàn hồi của da, căng cơ mặt, do đó ngăn ngừa lão hóa. Ngoài việc ăn đậu phụ, bạn cũng có thể chế mặt nạ từ đậu phụ cho mặt, nó nuôi dưỡng làn da hiệu quả.

Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể ăn đậu phụ - Ảnh: Minh họa

Những người nên 'tránh xa' đậu phụ

- Người bị tiêu chảy do lạnh dạ dày

Đậu phụ có tính lạnh, kết cấu mềm và dễ tiêu hóa. Là món ăn rất giàu nước, sau khi ăn, cơ thể sẽ được cung cấp thêm nước, giúp thanh nhiệt giải hỏa, tăng cường khí lạnh trong dạ dày, và nhuận tràng thông tiện.

Do đó, những người có bệnh liên quan đến đau bụng đi ngoài do lạnh thì tốt nhất không nên ăn đậu phụ, để tránh làm tăng khí lạnh trong dạ dày, dẫn đến tiêu chảy, nôn hoặc tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.

- Người bị suy tuyến giáp

Hàm lượng isoflavone cực tốt chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú lại là tác nhân ngăn chăn các loại enzyme sản xuất hoc-môn tuyến giáp, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề.

- Người có chức năng thận yếu

Đậu phụ giàu protein thực vật, được chuyển hóa thành hợp chất chứa nitơ và bài tiết qua thận sau khi ăn. Chính vì thế, những người có chức năng thận yếu nên hạn chế ăn đậu phụ.

Không những thế, canxi trong đậu phụ cũng dễ bị kết tủa trong cơ thể, dễ gây sỏi thận.

- Người mắc bệnh gout

Đậu phụ có chứa một lượng lớn chất purine, chất này sẽ làm hàm lượng purine trong cơ thể tăng cao hơn. Những người bị bệnh gút bản thân đã có sự trao đổi purine bất thường, nếu tiếp tục ăn thêm đậu phụ sẽ càng làm cho hệ thống trao đổi purine trở nên rối loạn, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh gút.

- Người đang uống thuốc tetracycline

Đậu phụ giàu canxi và magiê, trong khi thuốc tetracycline có chứa các thành phần có sự phản ứng với canxi và magiê. Vì vậy, khi uống thuốc tetracycline thì nên tránh xa đậu phụ cũng như các sản phẩm làm từ đậu nành.

- Bệnh nhân thiếu iốt

Đậu phụ chứa saponin, mặc dù có tác dụng ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch, nhưng đồng thời cũng làm tăng sự bài tiết của i-ốt trong cơ thể.

Người bị thiếu i-ốt trong cơ thể nếu tiêu thụ lâu dài các chế phẩm đậu và đậu phụ chắc chắn sẽ dẫn đến việc thiếu i-ốt trong cơ thể một cách thực sự, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu i-ốt và các triệu chứng khác.

- Người thiếu máu, người mắc bệnh tiêu hóa

Hàm lượng protein trong đậu phụ sẽ khiến quá trình hấp thụ sắt bị rối loạn trầm trọng vì thế, người thiếu máu không nên thêm đậu phụ trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

Ngoài ra, nếu bạn không muốn triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng thêm trầm trọng cũng không nên ăn đậu phụ.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật