Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp bị xử lý thế nào?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Công ty không hoạt động nữa và không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp thì có sao không? Thủ tục giải thể doanh nghiệp như thế nào?

(ĐSPL) - Công ty không hoạt động nữa và không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp thì có sao không? Thủ tục giải thể doanh nghiệp như thế nào?

Sản xuất, kinh doanh là một những lĩnh vực phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thị trường, năng lực tài chính, năng lực quản lý, sự phát triển khoa học công nghệ…Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đảm bảo được các yếu tố trên để có thể duy trì hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa tạm ngừng hoạt động, giải thể doanh nghiệp hay tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Đầu tiên, cần phân biệt rõ ba khái niệm gồm: tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp để doanh nghiệp “soi mình” áp dụng cho đúng với điều kiện thực tế của bản thân và doanh nghiệp:

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh: là việc Doanh nghiệp ngưng hoạt động một thời gian và sau đó sẽ hoạt động trở lại. Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng. Trong thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp có quy định khác.

Giải thể doanh nghiệp: là doanh nghiệp sẽ chấm dứt mọi hoạt động (đóng MST) sau khi đã hoàn tất các thủ tục theo quy định. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giải thể doanh nghiệp, có thể kể tới như: người kinh doanh không muốn tiếp tục kinh doanh; Kết thúc thời hạn hoạt động; đã hoàn thành được mục tiêu đã định; Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật; doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Phá sản doanh nghiệp: là trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán. Doanh nghiệp trong tình huống này phải nộp đơn đến Tòa án nhân dân để yêu cầu mở thủ tục phá sản. Doanh nghiệp chỉ được coi là bị phá sản khi đã có Quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân.

Không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp bị xử lý thế nào?

Quy định pháp luật về xử lý đối với trường hợp doanh nghiệp ngừng kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cụ thể như sau:

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định:

Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải tiến hành nộp quyết định thu hồi kèm quyết định giải thể doanh nghiệp và phương án giải quyết nợ (nếu còn các nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán) tới Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.

Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

Trong trường hợp này, cá nhân người quản lý công ty có liên quan phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại Điều này.

Theo quy định tại Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi này như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a. Không thông báo bằng văn bản trong thời hạn quy định về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh theo quy định của pháp luật;"

Điểm c, khoản 1 điều 211 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:

“1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

b. Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;”

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thực tế đã ngừng kinh doanh mà không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế thì xem như là chưa ngừng hoạt động, vì vậy ngoài việc phải nộp các khoản thuế truy thu thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo hướng nộp chậm hoặc không nộp các loại tờ khai thuế và tiền thuế.

Doanh nghiệp được cho là trốn thuế không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; Và nếu hành vi trốn thuế của doanh nghiệp có dấu hiệu hình sự thì doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó còn có thể bị xử lý như sau:

Phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền trốn thuế hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm khi:

Số tiền trốn thuế từ 100 đến dưới 300 triệu đồng hoặc; Dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc;Đã bị kết án về tội này hoặc; Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các Điều: 153 đến 160, 164, 193 đến 196, 230, 232, 233, 236 và 238 Bộ luật hình sự, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm khi:

Số tiền trốn thuế từ 300 đến dưới 600 triệu đồng hoặc; Tái phạm về tội này.

Phạt tù từ 2 đến 7 năm khi:

- Số tiền trốn thuế từ 600 triệu đồng trở lên;

- Số tiền trốn thuế từ 300 đến dưới 600 triệu đồng và người phạm tội đồng thời thực hiện một trong các hành vi: đưa hối lộ; chống hoặc gây thương tích cho người thi hành công vụ; hủy hoại tàisản của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý thuế, và các hành vi này chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập.

Trường hợp các hành vi này đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác thì ngoài tội trốn thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.

Ngoài các hình phạt trên, doanh nghiệp còn có thể bị phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền trốn thuế.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

[mecloud]Ej056ZS99y[/mecloud]

Tin nổi bật