Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Không bị quản, tin nhắn rác hoành hành trên OTT

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Thay vì diễn ra trên SMS truyền thống, vấn nạn tin nhắn rác đã chuyển qua ứng dụng OTT, nơi chưa hề có quy định quản lý nào dành cho vấn nạn này.


(ĐSPL) - Thay vì diễn ra trên SMS truyền thống, vấn nạn tin nhắn rác đã chuyển qua ứng dụng OTT, nơi chưa hề có quy định quản lý nào dành cho vấn nạn này.

Tin nhắn rác "hành" người dùng OTT

Hiện nay ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí (OTT) đang trở nên rất phổ biến và được nhiều người dùng Việt Nam lựa chọn làm công cụ liên lạc bên cạnh hình thức nghe gọi quen thuộc. Tuy nhiên, giống như với viễn thông truyền thống, vấn nạn tin nhắn rác đã bắt đầu xuất hiện tràn lan và không thể kiểm soát trên các ứng dụng dụng này.

Tại Việt Nam, có khá nhiều ứng dụng OTT như Viber, Zalo, LINE, KakaoTalk… với số lượng lên đến cả chục triệu người dùng. Trong đó, chỉ riêng Viber đã đạt mốc 12 triệu vào tháng 3/2014 vừa qua, còn ứng dụng thuần Việt, Zalo cũng có tới hơn 10 triệu người dùng.

Theo thông tin từ Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), tin nhắn rác OTT đã bắt đầu rộ lên từ tháng 9 năm ngoái và tăng mạnh từ thời điểm cận Tết cho đến nay.

Những tin nhắn rác thường thấy đối với người dùng OTT

Anh Hải, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho biết, vì nhu cầu liên lạc nên mình phải sử dụng một số phần mềm OTT như Zalo hay Viber nhưng hầu như ngày nào cũng nhận được 7-8 tin nhắn rác. Nhiều lúc đang bận, thấy máy báo có tin nhắn mới, mở ra biết là tin nhắn rác, chỉ muốn xóa luôn phần mềm OTT cho đỡ phiền phức, anh Hải bức xúc.

Trên thực tế, người dùng của Viber hay Zalo ngày càng cảm thấy khó chịu khi nhận được khá nhiều tin nhắn rác từ các OTT này. Nội dung tin nhắn cũng rất vô vàn, từ quảng cáo sản phẩm, cho thuê người yêu cho đến bán thuốc trị mụn hoặc thậm chí là cả mời gọi chơi game cờ bạc ....

Mặc dù các OTT đều có chức năng cho phép người dùng chặn các tài khoản gửi tin nhắn rác nhưng việc này không thể giải quyết được triệt để vấn đề. Bởi nếu chặn tài khoản này, đối tượng gửi tin nhắn rác sẽ sử dụng tài khoản khác nhằm tiếp tục "hành hạ" nạn nhân.

Chưa có chế tài cho tin nhắn rác OTT

Khác với tin nhắn rác qua hình thức SMS thường thấy, chưa có chế tài hoặc văn bản quản lý nào dành cho tin nhắn qua OTT. Bên cạnh đó cũng không thể quy cho các đầu số của doanh nghiệp nội dung hoặc không thể buộc nhà mạng phải chịu trách nhiệm. Chính những điều này khiến cho việc kiểm soát tin nhắn rác từ OTT vô cùng nan giải.

Ông Trần Vũ Hà, Giám đốc Trung tâm Thông tin Bộ TT&TT cho biết, tình trạng tin nhắn rác OTT đang diễn biến ngày càng phức tạp và việc chưa có quy định quản lý cũng như chế tài xử phạt khiến cho vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Hiện chưa có chế tài quản lý dành cho tin nhắn trên OTT

Nội dung quảng cáo rất nhạy cảm, từ sản phẩm phòng the cho tới cờ bạc... nhưng về phía cơ quan quản lý lại chưa biết phải làm gì, phải xử lý như thế nào với những nội dung kiểu này, ông Hà chỉ ra khúc mắc.

Về phía Thanh tra Bộ TT&TT, đơn vị đang rất mạnh tay trong quá trình siết chặt nạn tin nhắn rác qua SMS cho biết, trong khi cơ quan quản lý tập trung vào tin nhắn rác qua mạng di động thì các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm lại chủ động chuyển sang các dịch vụ OTT, nơi tin nhắn vừa được phát tán miễn phí lại chưa chịu bất cứ quy định ràng buộc, quản lý nào từ phía Nhà nước.

Ngoài ra với các ứng dụng OTT nước ngoài như Viber hay Line mặc dù khá phổ biến nhưng hầu hết đặt máy chủ ở nước ngoài và chỉ một số ít có văn phòng đại diện tại Việt Nam, nên rất khó có thể quản lý được, phía Thanh tra Bộ nói thêm.

Từ đó, Thanh tra Bộ cho rằng cần có sự tư vấn của các bên như Cục Viễn thông lẫn Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt nam (VNCERT) trong việc tìm hướng xử lý đối với vấn nạn tin nhắn rác qua OTT. Tin nhắn rác phát triển không ngừng nên quản lý nhà nước cũng cần phải có những hình thức mới để bắt kịp, đại diện Cục Viễn thông đưa ra phương án.

Nguyễn Lê

Tin nổi bật