Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khoai tây để nhiều tháng vẫn tươi ngon nhờ 4 mẹo bảo quản cực đơn giản

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Với những mẹo bảo quản hiệu quả này, chị em nội trợ có thể yên tâm tích trữ khoai tây trong thời gian dài mà không lo hỏng hay mọc mầm.

Dùng túi nilon đen, thùng gỗ, hộp carton

Muốn nảy mầm, khoai tây cần trải qua quá trình quang hợp. Nếu không có ánh sáng, khoai tây sẽ không thể quang hợp.

Do đó, bạn chỉ cần dùng một chiếc túi nilon đen, thùng gỗ hoặc hộp carton để chứa khoai tây, sau đó để vào nơi tối và râm mát. Bằng cách này, khoai tây để cả nửa năm cũng không mọc mầm.

Bạn có thể bảo quản khoai tây bằng cách để vào thùng gỗ, thùng carton hay túi nilon đen, sau đó để vào nơi tối và râm mát. Ảnh minh họa

Bảo quản ở nhiệt độ phù hợp

Khoai tây cần điều kiện nhiệt độ để mọc mầm. Nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản khoai tây là từ 6-10 độ C. Nếu bảo quản đúng cách ở nhiệt độ này, khoai tây có thể thơm ngon đến vài tháng.

Bạn có thể khoai tây vào rổ hoặc túi lưới để không khí được lưu thông, điều hòa độ ẩm. Trong thời gian bảo quản, bạn nên kiểm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, tránh lây nhiễm sang những củ khoai tây khác.

Bạn cũng có thể dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín từng củ khoai tây rồi để vào tủ lạnh. Lưu ý, tuyệt đối không bảo quản khoai tây trong ngăn đông tủ lạnh. Việc này có thể khiến lượng nước bên trong khoai tây nở ra, hình thành các tinh thể phá vỡ cấu trúc thành tế bào, làm thực phẩm này biến chất, hỏng mùi vị và màu sắc sau khi sử dụng.

Thêm nữa, khi ở nhiệt độ quá lạnh, tinh bột trong khoai tây sẽ chuyển hóa thành đường. Nếu nướng hoặc chế biến ở nhiệt độ cao, đường trong khoai sẽ sản xuất acrylamide hóa học, gây hại cho sức khỏe.

Sử dụng baking soda để loại bỏ ẩm ướt

Bạn hãy đổ đều một vài thìa baking soda vào hộp carton hoặc túi đen, tiếp đó đặt khoai tây vào. Baking soda sẽ hút ẩm trong không khí giúp khoai tây được bảo quản lâu hơn.

Baking soda sẽ hút ẩm trong không khí, nhờ vậy khoai tây được bảo quản lâu hơn. Ảnh minh họa

Không rửa khoai tây trước khi mang đi bảo quản

Việc rửa khoai tây trước khi đem đi bảo quản sẽ khiến phần vỏ bị ẩm. Độ ẩm trên vỏ khoai tây có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm và vi khuẩn, khiến khoai nhanh hỏng hơn. Nếu muốn làm sạch đất bám trên vỏ khoai tây, bạn chỉ nên dùng một miếng vải hoặc bàn chải khô cọ nhẹ.

Tuy nhiên, dù áp dụng mẹo nào, trước khi bảo quản, bạn nên dành ra vài phút để sàng lọc khoai, bỏ đi những củ bị giập, rách vỏ hoặc có dấu hiêu hư hỏng. Nếu không được loại bỏ sớm, chúng sẽ ảnh hưởng đến các củ khoai bình thường.

Một điều cần lưu ý nữa là không để khoai tây gần trái cây. Một số loại quả như lê, táo, chuối tiết ra chất hóa học được gọi là ethylene. Chất khí này kích thích trái cây chín, khiến khoai tây nảy mầm sớm.

Các dấu hiệu của một củ khoai tây cần loại bỏ:

- Vỏ khoai dần chuyển sang màu xanh, củ khoai sẽ bị mềm và hơi héo, có thể là do đã tiếp xúc với ánh sáng. Nếu khoai tây chỉ có một chút xanh, bạn hãy cắt bỏ phần xanh trước khi chế biến món ăn.

- Khoai bị mọc mầm: Thường kèm theo vỏ xanh và thịt khoai đã mềm. Nếu khoai không quá mềm và mầm không xanh thì bạn có thể cắt bỏ phần mầm để nấu nướng.

- Khoai mục nát: Thịt khoai mềm nhũn và có thể có mùi. Trường hợp này, bạn nên vứt bỏ ngay, đừng cố ăn kẻo hại sức khỏe.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật