Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

ICA Việt Nam cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp khi chưa được cấp phép

(DS&PL) -

Tổ chức chứng nhận ICA Việt Nam được cấp phép trong lĩnh vực chứng nhận từ 24/10/2017, nhưng thời gian trước đó, đơn vị này đã “sản xuất” hàng loạt giấy chứng nhận cho do

Tổ chức chứng nhận ICA Việt Nam được cấp phép trong lĩnh vực chứng nhận từ 24/10/2017, nhưng thời gian trước đó, đơn vị này đã “sản xuất” hàng loạt giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Hệ lụy từ việc này là, hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đang sử dụng giấy chứng nhận sai quy định.

Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp gồm: đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp. Theo đó, các tổ chức chứng nhận trước khi hoạt động đánh giá sự phù hợp phải đăng ký lĩnh vực hoạt động với các cơ quan, tổ chức liên quan.

Được biết, Công ty TNHH ICA Việt Nam (ICA Việt Nam) - Địa chỉ: phòng 2003, tòa nhà Eurowindow, số 27 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, được cấp giấy chứng nhận số 2688/TĐC-HCHQ có hiệu lực từ 24/10/2017 - 23/10/2018, cơ quan cấp là Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – bộ Khoa học và Công nghệ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, các tổ chức đánh giá sự phù hợp từ 1/7/2017 phải hoạt động tuân theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP, tuy nhiên ICA Việt Nam đã đánh giá, cấp giấy chứng nhận cho hàng loạt các doanh nghiệp trước khi được cấp phép. Hệ lụy của việc này là, hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đang sử dụng giấy chứng nhận sai quy định.

Hai trong số Giấy chứng nhận được ICA Việt Nam cấp cho doanh nghiệp khi chưa đủ điều kiện

Cụ thể, Công ty Dược phẩm và thương mại Phương Đông được cấp giấy chứng nhận số 0177/09/ICA ngày 19/09/2017 có giá trị đến ngày 18/09/2020 hệ thống ISO 22000:2005; Công ty TNHH Sản xuất và thương mại thực phẩm Tân Vĩnh Phát được cấp giấy chứng nhận số 0257/09F/ICA ngày 04/10/2017 có giá trị đến ngày 03/10/2020 hệ thống ISO 22000:2005;  Công ty TNHH thảo dược Thanh Hằng được cấp giấy chứng nhận số 0174/09F/ICA ngày 20/10/2017 có giá trị đến 10/10/2020 hệ thống ISO 22000:2005. Một loạt các doanh nghiệp được chứng nhận ISO 9001: 2015 như Cty CP TM_DV_KD nhà Vạn Thái, Cty TNHH tư vấn thiết kế XD điện Thành Đạt, ... 

Tất cả các giấy chứng nhận nêu trên đều được bà Bùi Thị Lan Hương – Giám đốc phê duyệt trước ngày 24/10/2017(ngày đơn vị này được cấp phép).

Nơi đăng ký hoạt động của ICA Việt Nam không có biển tên công ty này

Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Đại Dương, vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng khẳng định, việc cấp giấy chứng nhận trước khi được phép là sai. Đơn vị đã rà soát và phát hiện, năm 2018, một số chứng nhận mà ICA Việt Nam cấp cho doanh nghiệp sai quy định và đã xử lý.

Là đơn vị chịu trách nhiệm trong việc cấp chứng nhận cho doanh nghiệp trước khi được cấp phépbà Nguyễn Thị Luyến – Phụ trách văn phòng ICA Việt Nam phân bua:“ Theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP, thời gian cấp giấy chứng nhận không quy định rõ khi nào tổ chức chứng nhận được cấp nên ICA hiểu rẳng, việc cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức được thực hiện sau khi ICA nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động và đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng nhận theo quy định tại Điều 17, Điều 18 nghị định 107.

“ICA Việt Nam được Thanh tra bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn  để hiểu và tuân thủ đúng yêu cầu của Nghị định 107/2016/NĐ-CP. Trong đợt thanh tra ngày 05/04/2018, những vi phạm trong việc cấp giấy chứng nhận khi chưa được phép đã  được ICA thực hiện nghiêm túc”, bà Luyến cho hay.

Một loạt các doanh nghiệp được ICA Việt Nam cấp giấy chứng nhận trái phép

Điều đáng nói hiện nay, một số doanh nghiệp vẫn sử dụng các giấy chứng nhận trên để quảng cáo, dùng làm giấy phép con cho một số chứng chỉ ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đơn cử, Công ty TNHH Thảo dược Thanh Hằng đang sử dụng chứng chỉ số 0174/09F/ICA cho các hoạt động chứng minh năng lực của công ty. “Giấy chứng nhận có giá trị đến cuối năm 2020” – một đại diện của đơn vị này xác nhận với phóng viên.

Trước những dấu hiệu bất thường của ICA Việt Nam và câu trả lời có phần thiếu trách nhiệm của đơn vị này, dư luận thắc mắc, ICA Việt Nam có đang bất chấp pháp luật khi không khắc phục vi phạm mà vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng nêu ra? Hàng loạt các giấy chứng nhận đã bị “tuýt còi” vẫn còn lưu hành sẽ được xử lý ra sao?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin

Duy Trung

Tin nổi bật