Hội thảo đẫ đưa ra vào thảo luận rất nhiều chủ đề được quan tâm như: “Quan hệ quốc tế”, “Các khía cạnh đặc thù của Hiệp định Thương mại Tự do”, “Môi trường và Lao động”, “Chuyển dịch dữ liệu xuyên biên giới và Nền kinh tế số”. Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam cũng xuất bản các nội dung của hội thảo lần này.
Chủ đề “Chuyển dịch dữ liệu xuyên biên giới và nền kinh tế số”, do Ths.Lê Trần Quốc Công và Ths.Nguyễn Đào Phương Thúy (Giảng viên Khoa Luật Quốc tế) đặt vấn đề Tác động của các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân của Liên minh châu Âu lên sự phát triển của luật pháp ở các nước ASEAN.
Hai tác giả đã nhấn mạnh tham vọng xây dựng ASEAN trở thành một cộng đồng số hàng đầu và một khối kinh tế mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi các dịch vụ số an toàn và chuyển đổi, công nghệ và hệ sinh thái số.
Hội thảo quốc tế Chiang Mai 2024: Các vấn đề kinh tế và phát triển bền vững.
Hai tác giả cho rằng, quyền riêng tư của mỗi công dân ASEAN cần được đảm bảo dựa trên các giá trị độc đáo của điều kiện văn hóa xã hội của từng quốc gia thành viên.
Bài tham luận của Ths.Nguyễn Xuân Mỹ Hiền (Giảng viên Khoa luật Quốc tế) và Ths.Ngô Nguyễn Thảo Vy (Thư ký tòa soạn Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam) cũng cho rằng, dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới đã trở thành trọng tâm toàn cầu do gắn liền với dòng chảy thương mại hàng hóa và dịch vụ.
Tuy nhiên, các mối quan tâm về quyền riêng tư đối với dữ liệu cá nhân và an ninh quốc gia được diễn giải khác trong pháp luật quốc gia và hiệp định quốc tế gây ra thách thức lớn cho tự do hóa dữ liệu trong khuôn khổ thương mại quốc tế.
Đơn cử, EVFTA cho phép các bên áp dụng biện pháp để bảo vệ lợi ích công hợp pháp, bao gồm mục tiêu bảo vệ dữ liệu, nhưng quy định này gây khó khăn cho các quốc gia đang phát triển vì thiếu sự cụ thể trong việc chứng minh, khiến các quốc gia có thể lợi dụng để ban hành các rào cản pháp lý lẫn kỹ thuật gây ra hiệu ứng hạn chế thương mại, hạn chế dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới.
Trong bối cảnh này, nhóm tác giả cho rằng, quy định mới về luồng dữ liệu dựa trên sự tin cậy như tại Hiệp định Đối tác Kỹ thuật số EU-Singapore (EUSDP) giúp giảm bớt gánh nặng hành chính và chi phí tuân thủ.
Hội thảo đẫ đưa ra vào thảo luận rất nhiều chủ đề được quan tâm.
TS.Nguyễn Thái Cường (Giảng viên Khoa luật dân sự), Lê Huỳnh Mai Tâm và Nguyễn Hoàng Minh Châu (Trường ĐH Luật Tp.Hồ Chí Minh) tiếp tục nhấn mạnh, sự khác biệt trong các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân giữa ASEAN và EU đặt ra những thách thức cho hợp tác và phát triển kinh tế giữa hai khối. Vai trò của các sáng kiến như Điều khoản Hợp đồng Mẫu của ASEAN (MCCs) trong việc tăng cường tin cậy và hợp tác giữa hai khối là rất quan trọng.
Ths.Mạc Trang Anh (Công ty Luật IndoChina) nhận xét, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu và các nền tảng trực tuyến cung cấp nhiều cơ hội để phát triển kinh tế số nhưng cũng tạo ra các thách thức pháp lý, bao gồm quản lý luồng dữ liệu xuyên biên giới và tiêu chuẩn an ninh mạng.
Ths.Ngô Nguyễn Thảo Vy đặt câu hỏi về khả năng Việt Nam nhận được chứng nhận tương thích (adequacy status) của EU khi Nghị định 13/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực và dựa trên hình mẫu của GDPR? TS. Nguyễn Thái Cường trả lời rằng, nỗ lực thực thi Nghị định này là yếu tố quan trọng để đạt được đầy đủ điều kiện của EU.
Ths.Nguyễn Đào Phương Thúy nhận định, mỗi quốc gia ASEAN khác nhau có những đặc điểm khác nhau và việc thiết lập khuôn khổ chung của riêng ASEAN là cần thiết.
Đại diện Đại học Nantes cho biết, tại hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa EU và ASEAN hồi tháng 12/2022, Chính phủ Indonesia đã bày tỏ quan ngại với EU về quy định chống phá rừng bằng cách hạn chế nghiêm ngặt việc nhập khẩu vào thị trường châu Âu các sản phẩm có nguồn gốc từ việc phá rừng trái phép.
Quy định này đã trực tiếp đe dọa tới việc xuất khẩu dầu cọ sang thị trường châu Âu, một sản phẩm nông nghiệp thiết yếu của nền kinh tế Indonesia và Malaysia.
Thực tế, ngoài dầu cọ, quy định này cũng tác động đến sản xuất và xuất khẩu các tài nguyên nông nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế của khu vực như cà phê, ca cao và thậm chí là đậu nành.
Sự thay đổi quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia phát triển trong khu vực ASEAN, cũng như thách thức việc thực hiện hợp tác phát triển với một số quốc gia kém phát triển hơn như Lào.
Vị này cũng bày tỏ quan ngại về việc Châu Âu ghi nhận nhiều mối quan tâm và lợi ích khác nhau trong các hiệp định tự do thương mại và vì thế có xu hướng chính trị hóa vấn đề thương mại, phá vỡ nguyên tắc đồng thuận và đa phương với các đối tác.
Nhóm tác giả đề xuất thiết lập và phát triển thị trường carbon bắt buộc và phân bổ lượng khí thải nhà kính.
Bài tham luận của Ths. Lê Minh Nhựt cùng Ths. Phùng Hồng Thanh và Nguyễn Xuân Thông chỉ ra rằng rằng, thị trường carbon là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để các quốc gia ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Cả EU và Trung Quốc đều có cấu trúc pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho thị trường carbon và là các mô hình toàn cầu để thiết lập và phát triển chúng.
Nhóm tác giả đề xuất thiết lập và phát triển thị trường carbon bắt buộc và phân bổ lượng khí thải nhà kính, chuyển từ phương pháp cấp phép dựa trên lịch sử sang phương pháp đánh giá tiêu chuẩn và tiến tới đấu giá, bên cạnh xây dựng các quy định chặt chẽ và cụ thể về giao dịch quyền phát thải carbon.