Càn Long tên thật là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, sinh vào ngày 13 tháng 8 (tức ngày 25 tháng 9 dương lịch) năm Khang Hi thứ 50 (1711), nửa đêm, sinh ra tại Như Ý thất, Đông thư viện của Ung Thân vương phủ, ấu danh Nguyên Thọ.
Ông là con trai thứ tư của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế, khi ấy đang là Ung Thân vương, còn mẹ là Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị, khi ấy vẫn còn là Cách cách của Ung Thân vương.
Khi đó, huynh trưởng Hoằng Huy đã qua đời, anh thứ Hoằng Quân cũng sớm tạ thế (Hoằng Phán không được liệt thứ tự), còn chỉ có Hoằng Thời là người anh trưởng thành nhất, do vậy Hoằng Lịch tuy là con trai thứ tư của Ung Thân vương, song thực tế lại xếp thứ 2. Từ nhỏ, Hoằng Lịch có tiếng thông minh, học đâu nhớ đó.
Chính vì vậy, không lâu sau đó, ông được nối ngai vàng,lãnh đạo giang sơn.
Bức vẽ chân dung vua Càn Long. Hình ảnh: Wikipedia.
Trong suốt thời gian Hoàng đế Càn Long trị vì, Trung Hoa đã đạt đến thời kỳ thịnh vượng nhất, với dân số, nền kinh tế phát triển lãnh thổ rộng lớn. Hoàng đế Càn Long còn là một nhà lãnh đạo quân sự, ông đã lãnh đạo các chiến dịch quân sự mở rộng lãnh thổ, chinh phục các vương quốc khác, trong đó có Đại Việt. Các chiến dịch ấy còn được biết đến với cái tên Thập toàn Võ Công.
Là vị Hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì của Càn Long Hoàng đế kéo dài hơn 60 năm; từ 11 tháng 10 năm 1736 đến 1 tháng 9 năm 1795; và là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của Đại Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến Châu thổ sông Y Lê và Tân Cương, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa: khoảng 14.000.000 km², so với 9.600.000 km² hiện tại.
Ngoài ra, một trong 4 cái "nhất" của vua Càn Long, chính là vị Hoàng đế sống thọ nhất.
Để đạt được điều đó, Vua Càn Long đã có những bí quyết riêng duy trì đến cuối đời. Dẫu cho trong lịch sử Trung Hoa ghi chép ông là người “yêu nhiều”, nhưng vẫn”trường sinh”. Vậy bí quyết này là gì?
1. Chăm chỉ vận động thể thao
Tranh vẽ 1 buổi săn bắn của vua Càn Long. Hình ảnh: Wikipedia.
Một trong những điều Hoàng đế Càn Long luôn dành sự quan tâm lớn nhất chính là chăm chỉ vận động thể thao. Ông nhấn mạnh 4 việc không được làm: Ngồi lâu, đứng lâu, nằm lâu, nhìn lâu. Ngoài ra, vị vua này đế còn vô cùng chăm chỉ tham gia vào nhiều cuộc tập trận, săn bắn và đi tuần. Điều này giúp nâng cao khả năng chống lại bệnh tật một cách tự nhiên.
2. Thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh
Cuộc sống của hoàng đế Càn Long rất quy củ với nguyên tắc: Không ngủ nướng, thức dậy lúc tờ mờ sáng, ra ngoài trời luyện tập hít thở.
Vua Càn Long rất chú trọng đến việc hít thở và tập luyện khí công. Hình ảnh: Kknews.
Về chế độ ăn uống, theo ghi chép lịch sử, vua Càn Long nhất định phải ăn sáng lúc 7 giờ hàng ngày, đi dạo trong vườn sau bữa ăn, ăn trưa vào khoảng 1 hoặc 2 giờ trưa và sau đó đọc sách, viết văn, làm thơ và vẽ tranh. Ông luôn duy trì chỉ ăn hai bữa một ngày và không bao giờ ăn quá no. Đặc biệt là luôn bổ sung các loại thuốc bổ mỗi ngày.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng cuộc sống trong cung dễ khiến con người tích bệnh khi ăn uống quá thừa chất. Hiểu được điều này, Càn Long tập trung dùng nhiều rau củ quả tươi, ít thịt cá. Mỗi khi phê tấu chương, ông đều đặn dùng những loại canh, trà có tính giúp máu huyết lưu thông nhưng phải mát, khiến cơ thể được thanh lọc. Bên cạnh đó, Càn Long được cho là chỉ uống nước suối khoáng Tây Sơn, không hút thuốc để tránh hại đến nội tạng.
3. Sắp xếp công việc khoa học
Dù có nhiều vợ và phong lưu, song Càn Long không lơ là việc nước. Ông được cho là có tâm cơ, biết cách dụng người cũng như tổ chức, điều phối công việc hợp lý nên việc nước dù nhiều thì vẫn được xử lý đến nơi đến chốn mà không tốn quá nhiều nhân lực.
4. Luyện thư pháp
Tranh vẽ 1 chuyến Nam tuần của vua Càn Long. Hình ảnh: Sina.
Phương Linh (T/h)