Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hoàng Công Lương: Mong không bị cách ly khỏi xã hội để tiếp tục cống hiến cho ngành y

(DS&PL) -

Nói lời sau cùng, cựu bác sỹ Hoàng Công Lương mong HĐXX giảm án, không cách ly ra khỏi xã hội để bị cáo có cơ hội được làm người có ích, tiếp tục cống hiến cho ngành y.

Nói lời sau cùng, cựu bác sỹ Hoàng Công Lương mong HĐXX giảm án, không cách ly ra khỏi xã hội để bị cáo có cơ hội được làm người có ích, tiếp tục cống hiến cho ngành y.

Chiều 15/6, sau bốn ngày làm việc, phiên phúc thẩm xét xử Hoàng Công Lương cùng bốn bị cáo trong vụ án liên quan đến sự cố chạy thận khiến 9 người tử vong tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình kết thúc phần tranh luận. TAND tỉnh Hòa Bình cho các bị cáo nói lời sau cùng.

Bị cáo Hoàng Công Lương mong tiếp tục được cống hiến cho ngành y. Ảnh: Tiền Phong

Theo ghi nhận của PV báo Pháp Luật TP.HCM, khi nói lời sau cùng, cựu bác sĩ khoa Hồi sức tích cực không đi ngay vào các nội dung kháng cáo mà nhắc lại về sự cố chạy thận vào sáng 29/5/2017, khiến 8 bệnh nhân tử vong và một người qua đời sau đó do ảnh hưởng sức khỏe.

"Sau 2 năm, nỗi đau mất mát vẫn chưa nguôi ngoai. Bị cáo xin được gửi lời chia sẻ sâu sắc đến gia đình các nạn nhân tử vong", bị cáo Lương nói.

Theo lời trình bày của cựu bác sĩ, những bệnh nhân chạy thận nhân tạo đã gắn bó, điều trị tại Đơn nguyên lọc máu trong thời gian rất dài, họ đều coi nơi đây như ngôi nhà thứ hai. Nỗi đau, sự mất mát của gia đình người bệnh cũng chính là nỗi đau của bị cáo và nhân viên trong bệnh viện nói chung.

Cựu bác sỹ Hoàng Công Lương nói, phiên phúc thẩm lần này đã giúp bị cáo nhận ra được quy định của pháp luật, nhận thức được cuộc sống và xã hội xung quanh, nhận thức ra được con người.

Bị cáo Lương cũng khẳng định hành vi của mình phần lớn do yếu tố khách quan. Bị cáo mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ để ra một bản án nhân đạo. "Mong HĐXX giảm án, không cách ly ra khỏi xã hội để bị cáo có cơ hội được làm người có ích, tiếp tục cống hiến cho ngành y", Lương tha thiết.

Tiếp đó, cựu bác sĩ trình bày về hoàn cảnh gia đình: Bị cáo có con nhỏ, đặc biệt còn có một người cháu đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, bị cáo mong muốn được tiếp tục theo dõi, chăm sóc đặc biệt cho người cháu này đến khi trưởng thành.

Bị cáo Hoàng Công Lương có hoàn cảnh gia đình éo le khi con gái còn nhỏ, một người cháu đang gặp vấn đề về sức khỏe. Ảnh: Zing.vn

Trước đó, khi bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương, luật sư Hoàng Văn Hướng cho rằng trong suốt 7 năm vận hành hệ thống lọc thận nhân tạo, thân chủ của ông đã thực hiện đúng các quy trình về mặt hành chính khi bàn giao trang thiết bị chạy thận sau sửa chữa.

Những quy trình "bất thành văn" đó dù theo thói quen là "bàn giao bằng miệng" nhưng được các bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên kỹ thuật thừa nhận, thống nhất để thực hiện.

Việc bị cáo Lương nghe các điều dưỡng báo cáo và chấp nhận việc bàn giao sau sửa chữa máy bằng miệng mà chưa cần có biên bản bàn giao, đó là do bị cáo này quá tự tin khi tin tưởng vào các đồng nghiệp, vào quy trình tồn tại suốt 7 năm đó.

Hơn nữa, sau 3 tháng đào tạo tại Bệnh viện Bạch Mai, bị cáo Lương không hề được đào tạo về quy trình sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị y tế dùng cho lọc máu chu kỳ bằng kỹ thuật chạy thận nhân tạo.

"Bị cáo ra y lệnh chạy thận sau khi nghe báo cáo bằng miệng của điều dưỡng thể hiện trạng thái tâm lý quá tự tin chứ không phải hành vi cẩu thả", PV Tri Thức Trực Tuyến dẫn lời luật sư Hướng.

Ông Hướng cũng cho rằng, cựu bác sỹ Hoàng Công Lương mắc lỗi khiến sự cố xảy ra sáng 29/5/2017 là do nhiều nguyên nhân khách quan, không phải do ý chí chủ quan của bị cáo gây ra.

Được biết, khi luận tội, đại diện VKSND tỉnh Hòa Bình đề nghị tòa bác kháng án về phần án treo, tuyên bị cáo 36-39 tháng tù.

Nguyễn Phượng (T/h)

Tin nổi bật