Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hoãn, hủy chuyến bay dịp Tết, hành khách được được bồi thường ra sao?

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Nhiều hành khách có công việc đi lại giữa các tỉnh, thành hoặc đặt vé máy bay về quê ăn Tết phải ngậm ngùi khi các hãng bay liên tục hoãn chuyến, thậm chí là hủy ngang.

Mức đền bù khi chậm, hủy chuyến bay

Nhiều hành khách di chuyển dịp Tết bị delay kéo dài, thậm chí nhiều chuyến bị hủy. Theo báo Dân trí, tháng 7/2023, Bộ GTVT ban hành Thông tư 19 với nội dung làm rõ các khái niệm "chậm chuyến", "hủy chuyến" và quy định rõ trách nhiệm đền bù của hãng bay đối với hành khách.

Gia đình hành khách bị chậm chuyến 6 giờ tại sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày 4/2. Ảnh: Dân trí

Thông tư 19 xác định chuyến bay bị chậm (delay) là chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế muộn trên 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay.

Trường hợp chuyến bay bị chậm không phải do lỗi của hành khách, hãng bay có nghĩa vụ cập nhật đầy đủ thông tin; xin lỗi hành khách; bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và chịu các chi phí khác phù hợp với thời gian chờ đợi tại sân bay.

Đối với chuyến bay chậm từ 5 giờ trở lên, nếu hành khách yêu cầu hoàn trả tiền vé, hãng bay phải hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách. Việc hoàn trả được thực hiện tại sân bay hoặc văn phòng đại diện, chi nhánh do hãng chỉ định.

Cũng trong Thông tư 19, Bộ GTVT giải thích khái niệm "chuyến bay bị hủy" là việc không thực hiện một chuyến bay mà lịch bay để đặt chỗ, bán vé đã được công bố trên hệ thống bán vé đặt chỗ (CRS) của hãng trong vòng 24 giờ trước thời gian khởi hành dự kiến.

Trường hợp hành khách không được vận chuyển do lỗi của hãng và trường hợp chuyến bay bị hủy không được hãng thông báo trước, hãng phải bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách theo quy định.

Trong phạm vi cung cấp dịch vụ của mình, hãng bay phải chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để khách tới được điểm cuối hành trình, không được hạn chế về chuyển đổi và phụ thu liên quan.

Trường hợp hành khách từ chối hướng xử lý trên, hãng bay phải hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng.

Bồi thường khi mất hành lý

Một vấn đề hành khách có khả năng gặp phải khi di chuyển bằng máy bay dịp Tết Nguyên đán là tình trạng người đến trước, hành lý đến sau.

Báo Tuổi trẻ dẫn lời anh Nguyễn Ngọc Bình, Trưởng ca cân bằng trọng tải và hướng dẫn chất xếp Pacific Airlines giải thích, mỗi chuyến bay cất cánh phải qua cân bằng trọng tải để đảm bảo máy bay cất cánh an toàn. "Do trọng tải và kích thước hành lý cũng như khoang chứa máy bay có giới hạn, nếu quá tải, hành lý buộc phải tháo, chuyển chuyến sau tạo ra cảnh người tới trước, hành lý tới sau", anh Bình cho biết.

Tuy nhiên, hành khách không nên quá lo. Thường khi bị cắt hành lý, hãng sẽ thông báo trước và sau khi cất hạ cánh. Nếu hành lý thất lạc, hành khách nên đến ngay quầy dịch vụ của hãng hoặc quầy hành lý thất lạc ở sân bay (Lost & Found) và lấy biên bản bất thường về hành lý vì nó là cơ sở pháp lý và căn cứ để hãng bồi thường.

Hành lý ký gửi đã được kê khai giá trị, mức bồi thường được tính theo giá trị kê khai hoặc giá trị thực tế nếu có căn cứ (tối đa 1.800 USD, tương đương gần 43 triệu đồng).

Nếu hành lý ký gửi không được kê khai giá trị, mức bồi thường được áp dụng theo cân nặng của hành lý. Ở mức bồi thường chỉ đạt ở mức độ tương đối so với giá trị của hành lý bị mất và không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế. Đa số mức đền bù khoảng 20 USD (tương đương 476.000 đồng)/kg hành lý thất lạc.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật