Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hiu hắt mảnh đời cô quạnh ở “chung cư không chồng”

(DS&PL) -

Đã tròn 7 năm từ khi hơn 140 người phụ nữ không chồng, góa bụa, ly hôn được chính quyền TP. Đà Nẵng “gom” về dãy nhà giá rẻ sinh sống.

Đã tròn 7 năm từ khi hơn 140 người phụ nữ không chồng, góa bụa, ly hôn được chính quyền TP. Đà Nẵng “gom” về dãy nhà giá rẻ sinh sống. Họ -những người hàng xóm bất đắc dĩ đã nếm đủ nước mắt, nụ cười trên chặng đường mưu sinh, chỉ còn biết trông vào thứ ánh sáng nằm ở tương lai là con cái.

“Ai cũng khổ cả”

Con trăng vừa ló rạng, bà Huỳnh Thị Lan (SN 1960, trú chung cư Hòa Phú 5A, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) lật đật mở cửa gian hàng bánh bèo. Dăm bảy cái ghế nhựa nhỏ vừa bỏ ra đã chật người ngồi, nhưng chẳng có ai trong số đó là “khách”. Người đến ăn đều là hàng xóm của bà, những công dân của chung cư Hòa Phú 5A. Mỗi người một nghiệp: Công nhân may mặc, “ô-sin”,nhặt ve chai, rửa chén bát thuê, phục vụ quán cà phê...,“Ở đây không có đàn ông, người ta gọi là “chung cư không chồng”.

Chúng tôi có tổng cộng 144 hộ gia đình, đều do chị em phụ nữ cáng đáng”, bà Lan mở đầu câu chuyện. Nghe bà chủ quán nói, nhiều phụ nữ khác ngồi cạnh vẻ mặt đượm buồn. Họ nhìn nhau trút hơi thở dài. Có người lại đánh tầm mắt ra phía xa xa, giữa không gian của dãy chung cư, nơi lác đác vài đứa trẻ đang chơi đùa... Dưới ánh trăng người ta lại bắt đầu những câu chuyện không có hồi kết về những mảnh đời nơi “bến không chồng”.

Bà Dương Thị Huệ (SN 1978) có lẽ là người cùng khổ nhất nơi này. Trong quá khứ xa xăm, bà từng là một thiếu nữ xinh đẹp nơi mảnh đất Đà thành khiến bao anh thầm thương nhớ trộm. Nhưng rồi, giấc mơ về mái ấm riêng tan biến trong đớn đau, tủi hổ khi bà trót trao trái tim cho gã trai bội bạc. Năm 30 tuổi, khi nghe tin bà mang thai, hắn chối bỏ rồi biệt xứ mà đi. Không chồng mà chửa, cô gái trẻ phải gánh chịu ấm ức, sự gièm pha, ghẻ lạnh của làng xóm. Nước mắt tưởng chừng như đã cạn, bà đánh liều cho số phận, tự an ủi mình không chồng cũng chẳng sao, bà chẳng thèm đi bước nữa, sau này bà đã có đứa con trai nương tựa lúc về già. Nhưng, số phận mãi trêu ngươi người đàn bà góa bụa.

Đứa con của bà sinh ra đã mắc căn bệnh động kinh, nay 15 tuổi nhưng chỉ nằm một chỗ, không nói không cười, thấy gì ăn nấy...“Ròng rã mười mấy năm qua chưa 1 lần tôi có 1 giấc ngủ ngon. Cơm gạo, bạc tiền cứ đội nón ra đi. Nhưng khổ cực mấy tôi cũng chịu được, chỉ mong con có ngày lành bệnh...”, bà Huệ mếu máo, 2 tay chắp chặt vào nhau như đang khấn nguyện.

Những người phụ nữ đơn thân lập ra tổ bảo vệ để giúp đỡ bao bọc nhau trong cuộc sống. Ảnh: Kênh 14

Cuộc sống với người đàn bà góa bụa này bao năm qua chỉ gói gọn trong vài ba câu chữ “nằm viện, ở nhà”. Con nằm viện thì bà cũng dọn luôn đồ đạc về “sống”luôn theo con. Đến bữa 2 mẹ con lại đi xinc háo từ thiện. Khi bệnh của A. thuyên giảm, 2 mẹ con lại dìu dắt nhau về nhà nương nhờ vài đồng từ tiền trợ cấp tật nguyền của cháu bé. Thi thoảng, đến ngày rằm, bà lại bế con ra chợ để phụ việc cho một quán chay, kiếm thêm vài đồng mua gạo.

Chẳng phải lo cho ai, nhưng cụ Trần Thị Thương (SN 1950) một mình lầm lũi, cô quạnh gần 10 năm nay... Giờ cụ mù lòa.

Ban ngày cụ men theo bờ tường đi đổ rác cho mấy hộ trong chung cư để nhận vài ba ngàn sống qua ngày. Cụ cũng từng được cưới xin đàng hoàng, cũng từng có một gia đình yên ấm nơi miền biển Đà Nẵng.

Nhưng rồi, 2 trong số 4 đứa con lần lượt gặp bạo bệnh mà qua đời, chồng cụ đã bỏ nhà a đi vì tin lời dị nghị của kẻ ác ý. Một mình cụ gồng gánh chẳng nổi với cuộc đời nên đã gửi 2 người con vào trại trẻ mồ côi.

Về sau, một đứa đã được gia đình khác nhận nuôi.“Hồi xưa mệ không có nhà ở, sau Nhà nước thương cảnh nghèo khó mới xây cho chung cư này. Nhưng do mệ (bà –PV) không có công ăn việc làm nên vẫn nghèo.

Khi thì ăn cơm nguội, khi ăn gạo sống...nhiều bữa bụng mệ trương phình. Vài tháng trước mệ mới làm được bàn thờ cho 2 con đã mất từ lâu. Người ta thương nên cho mệ cái khung sắt còn mệ mua thêm tấm kính 300 ngàn đồng. Mệ không có tiền lập bài vị, cũng không mua được hương hoa, đồ cúng, chỉ có bát hương. Điều này khiến mệ không nguôi ngoai được. Hằng ngày, mệ cứ lần mò thắp nhang cho mấy em”, cụ Thương nghẹn ngào.

Trăn trở với 2 đứa con đã khuất, lòng người mẹ già gần đất xa trời này còn trĩu nặng với 2 đứa con còn sống. Theo lời cụ,đứa con gái đã cho người ta nhận nuôi, nhưng vì người ta sợ “này nọ” sau này nên đã cắt đứt liên lạc với cụ biền biệt mấy chục năm nay. Giờ cụ chẳng biết con mình ở đâu. Đứa con trai sau khi rời trại mồ côi về ở với cụ mấy bữa nay cũng đã đi nghĩa vụ quân sự.

Cũng trong cảnh góa, cô quạnh như cụ Thương là bà Phan Mực (SN 1963), bà LêThị Liên (SN 1960... hay hàng chục, hàng trăm trường hợp khác nơi “bến không chồng” này. Bà Liên nay đã mắt mờ, chân chậm nhưng ngày ngày lặn lội khắp nơi để bán xôi, bán bánh mỳ. Mỗi ngày trừ hế tchi phí bà kiếm được độ 50 ngàn đồng.

Dành lại một ít, rồi bà giành hết để lo cho con gái bị mắc bệnh động kinh, khi tỉnh khi mê. Mỗi ngày, con gái bà lên cơn mấy lần, cứ lên cơn là lại cắn xé áo quần, quăng ném đồ vật... Cũng vì vậy màc hẳng mấy ai dám đến gần. Bà cũng chẳng còn ai để chuyện trò cho qua đi những đêm dài quạnh vắng. Khi ánh đèn tắt, chỉ còn lại tiếng kinh Phật vang lên khắp không gian, cho lòng người góa bụi vơi bớt nỗi niềm...

Vươn lên từ khó khăn

Ở cái “chung cư không chồng” này, ai cũng khổ cả. Hơn 7 năm chung một nhà, những người phụ nữ đơn thân từng tủi hờn, chán chường, chịu sống lầm lũi, khép kín lòng mình, đã dần đổi thay. Nhiều phụ nữ biết vươn lên trong đời sống kinh tế.

Nhiều chị em đã biết đến 2 chữ tự hào khi con cái ngày một học giỏi, thành tài...Nhưng có lẽ trên cả là họ đã mở lòng, sống hoà nhập và yêu thương, đùm bọc lẫn nhau như chị em ruột thịt. Họ đã vươn lên từ chính cái thế giới tối tăm ấy. Chị Hồ Thị Thanh (SN 1984) bị tật nguyền từ nhỏ. Số phận hẩm hiu nên duyên kiếp cứ lảng tránh chị. Khoảng vài năm trước, chị “xin” được đưa con trai rồi lặng lẽ ôm con lên chung cư khi cháu cònc hưa cai sữa. Ngày ngày chị đẩy xe lăn đi bán bánh bột lọc nuôi con. Ai thương tình thì người ta mua, ai vô tâm thì họ đẩy đuổi. Cứ thế, cháu bé lớn lên dần lên theo gánh bột lọc, rồi nay đã trở thành niềm tự hào của mẹ.“Nó học giỏi lắm, thua thiệt bạn bè về nhiều thứ nhưng năm nào cũng nhận được giấy khen hết. Nó mơ ước sau này sẽ trở thành kiến trúc sư để xây dựng thêm nhiều tòa nhà chung cư dành cho người nghèo đó”, chị nói rồi ôm chầm tờ giấy khen của con trai vào lòng, nước mắt cứ thế lăn dài.

Dẫn chúng tôi đi một vòng quanhchung cư, bà Ngô Thị Cẩm, Tổ trưởngHòa Phú 5A không khỏi tự hào khi khoerằng, bây giờ, “chung cư không chồng”còn có hẳn tổ tự vệ dân phố với 7 chị emthành viên. Ngoài giờ đi làm kiếm tiềnnuôi con, các chị tự nguyện tham gia tổbảo vệ dân phố do phường phát động đểbảo vệ tình hình an ninh trật tự trên địabàn. Theo bà Cẩm, trân quý hơn, dù cuộcsống còn quá khốn khổ nhưng các chịkhông nhận một đồng trợ cấp, tiền xăngxe,... nhiều khoản tiền như uống nước khiđi làm nhiệm vụ đều do các chị tự bỏ tiềntúi ra.

Bà Nguyễn Thị Thúy Vân (SN 1968) là một trong số đó. Chồng bà mất đã hơn 10 năm nay để lại bà với mẹ già 75 tuổi, 1 đứa con thơ. Ngày người ta đề xuất lập tổ bảo vệ, bà Vân đồng tình và xung phong ngay lập tức. Bởi, bà tâm niệm khu này toàn phụ nữ lẻ bóng, mấy chị em đùm bọc nhau sống, nhà ai có chuyện gì thì mọi người đều đến giúp. Cuộc sống có khó khăn gì thì chị em đều chia sẻ với nhau. Cứ thế, sau những giờ tuần tra, bà về nhà là lúc đồng hồ đã điểm 21h đêm, khi cơm canh đã nguội lạnh. Nhưng nhìn đứa con trai ngày mỗi lớn dần nằm trong vòng tay bà ngoại đang say giấc, bà Vân ấm lòng hơn bao giờ hết. Cơm canh chẳng có có gì chan vội vào 1 tô, bà ăn mà nụ cười cứ thường trực trên môi...

NHÂM THÂN
Bài đăng trên báo giấy Đời sống & Pháp luật tháng số 31

Tin nổi bật