Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Hệ sinh thái" Gelex và các kênh huy động vốn

(DS&PL) -

Đáp ứng nhu cầu phát triển và tối ưu chi phí vốn, các doanh nghiệp trong “Hệ sinh thái” GELEX đã huy động nhiều tỷ đồng từ các kênh huy động vốn của nền kinh tế.

Nổi danh với hàng loạt phi vụ mua bán, sáp nhập đình đám, thậm chí từng được coi là một "hiện tượng" trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đại gia Nguyễn Văn Tuấn đang nắm giữ trọng trách của hàng loạt doanh nghiệp lớn.

Công ty CP Tập đoàn Gelex (MCK: GEX), tiền thân là Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam, doanh nghiệp nơi ông Tuấn đang làm Tổng Giám đốc. Tại 31/12/2021, quy mô tổng tài sản của GELEX: 61.189 tỷ đồng. Việc huy động vốn của GELEX được cân đối giữa các kênh như vốn chủ sở hữu, vốn huy động (vốn vay, trái phiếu, …).

Huy động vốn nợ

Theo Báo cáo tài chính tại 31/12/2021, tổng dư nợ vay và thuê tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đến toàn hệ thống GELEX là 22.122 tỷ đồng, trong đó, vay ngân hàng 15.290 tỷ đồng và dư nợ trái phiếu 6.383 tỷ đồng. Tổng nợ vay/nợ phải trả hợp nhất của toàn GELEX tại 31/3/2022 là 57%. Đây cũng là mức hợp lý khi tham chiếu với các Tập đoàn lớn, đa ngành trên thị trường.

Phần nợ tín dụng chủ yếu đến từ các ngân hàng lớn trong nước như Vietinbank, BIDV, VCB, TCB … và ngân hàng nước ngoài như: HSBC, Maybank, Cathay … Trong đó, lãi suất vay ngắn hạn từ 3,5%/năm đến 7%/năm, lãi suất vay dài hạn từ 5%/năm đến 10,4%/năm.

Về phát hành trái phiếu, lãi suất trái phiếu được phát hành dao động trong khoảng từ 6,5%-10%/năm, kỳ hạn từ 2 đến 10 năm, được bảo lãnh bởi các tổ chức uy tín như CGIF, Shinhan… đặc biệt trái phiếu CGIF thuộc ADB kỳ hạn 10 năm (đáo hạn 2029), lãi suất cố định 6,95%. Theo BCTC hợp nhất, dư nợ trái phiếu phát hành của toàn Tập đoàn, ~ 6,987 tỷ đồng tại 31/3/2022, tỷ số dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu ở mức 0.31 lần.

Năm 2021, GELEX phát hành thành công 1.800 tỷ đồng trái phiếu, do các đơn vị như MSB, Tiên Phong bank, Chứng khoán VIX là đơn vị tư vấn phát hành.  Đây đều là các lô trái phiếu được phát hành với lãi suất thấp chỉ 8,5%/năm (thông thường từ 10-12%/năm) và đều được bảo đảm bằng tài sản. Đơn cử như tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu được phát hành vào ngày 23/12/2021 gồm: hơn 21 triệu cổ phần tại Công ty CP Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn thuộc quyền sở hữu của Gelex và Công ty CP Hạ tầng Gelex, 18 triệu cổ phần Công ty CP Thiết bị điện Gelex thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Gelex.

Đồng thời là các quyền lợi phát sinh từ các cổ phiếu nêu trên bao gồm: cổ tức, cổ phiếu do chia tách, phát hành thêm, trái phiếu chuyển đổi, chứng khoán chuyển đổi thành cổ phiếu phát sinh từ cổ phiếu bảo đảm, ..

Theo thông tin công bố chuyên trang HNX, tính đến trung tuần tháng 06.2022, GELEX và các đơn vị đã trả một số khoản trái phiếu đến hạn thanh toán hoặc trái phiếu đến kỳ mà trái chủ được sử dụng quyền bán lại trước hạn trái phiếu theo quy định/thỏa thuận với trái chủ, do đó số dư Trái phiếu toàn Tập đoàn tại thời điểm này là ~4,377 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Tuấn- Tổng Giám đốc Gelex.

Cân đối từ nguồn vốn chủ sở hữu

Năm 2021, GELEX đã thực hiện chào bán gần 293 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu, huy động trên 3.515 tỷ đồng để phục vụ thực hiện các dự án và tái cơ cấu tài chính, bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Cơ cấu nợ trên Vốn chủ sở hữu tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực (vừa đảm bảo an toàn tài chính và tăng hiệu quả sử dụng vốn). Điều này cho thấy hoạt động sử dụng vốn đầu tư của GELEX đang đi đúng hướng và mang lại hiệu quả qua từng giai đoạn.

Các thương vụ đầu tư hiệu quả.

Trước khi giữ các chức vụ quan trọng tại hệ thống GELEX, ông Tuấn từng giữ chức Chủ tịch HĐQT CTCP Kho vận miền Nam (Sotrans, MCK: STG), Chủ tịch HĐQT CTCP Quản lý Quỹ IB sau đó là Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán IB (nay là Chứng khoán VIX); Chủ tịch HĐQT của Tổng CTCP Đường sông Miền Nam.

Không dừng lại ở đó, từ năm 2017 đến nay ông Nguyễn Văn Tuấn làm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dây Cáp điện Việt Nam – Cadivi (CAV), Phó Chủ tịch Công ty TNHH S.A.S CTAMAD.

Năm 2019, ông Tuấn tiếp quản ghế Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Viglacera sau khi nhóm cổ đông GEX tăng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này. Cũng trong năm này, vị doanh nhân này đã tiếp quản ghế Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thiết bị điện Gelex.

Bên cạnh điện năng, Gelex cũng tham gia vào lĩnh vực thiết yếu khác là nước sạch. Gelex đang thực hiện đầu tư vào Công ty Nước sạch Sông Đà (VCW)- đơn vị quản lý vận hành nhà máy nước sạch lớn nhất tại Hà Nội với công suất 300.000 m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho khu vực phía Tây Nam Hà Nội và sẽ tiếp tục mở rộng theo chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây.

Gelex đã thành lập Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex (Gelex Năng lượng) để quản lý và vận hành nhóm công ty này gồm điện năng và nước sạch.

Về lĩnh vực bất động sản, Gelex sở hữu dự án xây dựng trụ sở kết hợp văn phòng cho thuê Gelex Tower - 52 Lê Đại Hành với diện tích đất 1.937 m2; nắm lượng lớn cổ phần ở Khách sạn Melia Hà Nội; sở hữu Khách sạn Bình Minh - số 10 Trần Nguyên Hãn, Hà Nội.

Có thể thấy, hệ sinh thái các doanh nghiệp liên quan đến Gelex khá đa dạng, bao gồm bất động sản, thiết bị điện, kinh doanh nước sạch.

PV

Tin nổi bật