Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hé lộ những vũ khí "sát thủ" được Nga triển khai trong năm 2019

(DS&PL) -

Báo cáo thường niên được trình lên hôm 18/12, Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu đã nhấn mạnh đến những loại vũ khí mới mà quân đội Nga có trong năm 2019.

Theo báo cáo thường niên được trình lên trong cuộc họp do Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì hôm 18/12, Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu đã nhấn mạnh đến những loại vũ khí mới mà quân đội Nga có trong năm 2019.

Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh: RT

Ông Sergey Karakaev cho biết, các tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Avangard đầu tiên sẽ được lắp đặt tại vùng ngoại ô Orenburg (cách Moscow 1.200 km về phía đông) vào đầu năm 2019. Theo ông Karakaev, những tên lửa mới này sẽ làm gia tăng đáng kể sức mạnh hạt nhân của Nga vì chúng vượt trội hơn nhiều so với các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện hành của bất cứ đối thủ tiềm năng nào.

Lợi thế chính của Avangard so với các loại tên lửa khác là nó có khả năng leo cao hàng chục km và bay theo mục tiêu qua các lớp khí quyển dày đặc và gần không gian. RS-26 là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ nơi nào trên thế giới với độ chính xác cao. Trong bài phát biểu vào tháng 3/2018, Tổng thống Nga Putin cho biết: “Tên lửa lao vào mục tiêu như một quả thiên thạch, một quả cầu lửa song lại hoàn toàn có thể kiểm soát được ở bất cứ thời điểm nào”.

Theo một số nguồn tin, một đầu đạn của tên lửa siêu thanh Avangard có sức công phá từ 800 đến 2.000 kiloton, tương đương với một vụ nổ bom nguyên tử lớn hơn gấp 130 lần so với vụ nổ tại Hiroshima. Tuy nhiên, truyền thông Nga vẫn chưa chính thức xác nhận dữ liệu này. Avangard dài 5,4m với tốc độ tối đa lớn hơn 24.000 km/h, gấp 20 lần tốc độ âm thanh.

Phác thảo tên lửa siêu thanh Avangard. Ảnh: AP.

Cùng với Avangard, nước Nga sẽ được bảo vệ bởi RS-28 Sarmat - tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, nặng xấp xỉ 100 tấn. Tên lửa này sẽ đi vào hoạt động cùng với Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga. Hệ thống tên lửa này được thiết kế để thay thế R-20V Voevoda – tên lửa chiến lược đáng sợ nhất trên thế giới, với trọng lượng 211 tấn.

Trả lời phỏng vấn tờ Russia Beyond, nhà phân tích quân sự Viktor Litovkin cho biết: “RS-28 Sarmat khác hoàn toàn so với những dòng tên lửa đời đầu, không chỉ về mặt trọng lượng mà còn về tầm bay. Theo nhóm thiết kế, nếu như Satan chỉ có thể bay quãng đường 11.000km, thì Sarmart đạt tầm bay 17.000km, thậm chí vượt qua Nam Cực, nơi không có lá chắn tên lửa và không ai ngờ được”.

Ông Litovkin nói thêm, thay vì mang 10 đầu đạn hạt nhân, tên lửa Sarmat sẽ mang nhiều hơn 15 đầu đạn phân tách tiên tiến nhắm tới các mục tiêu khác nhau. Chúng được sắp xếp theo quy tắc “chùm nho”. Mỗi đầu đạn có tương sức công phá từ 150 đến 300 kiloton, có thể tách khỏi chùm và tấn công các mục tiêu được lập trình trước.

Bộ trưởng cũng đề cập đến việc triển khai thử nghiệm hệ thống vũ khí laser Peresvet từ ngày 1/12. Vũ khí laser là một phần trong phản ứng của Nga trước việc Mỹ triển khai hạ tầng tên lửa chống đạn đạo trên toàn cầu. Một số chuyên gia quân sự tin rằng, Peresvet có thể loại bỏ vệ tinh cảm biến trái đất bằng cách vô hiệu hóa cảm biến quang học của chúng.

Hệ thống vũ khí laser Peresvet. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Bộ trưởng Shoigu cũng xác nhận các báo cáo trước đó rằng các cuộc thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân Knyaz Vladimir đang được tiến hành. Tàu ngầm này là phiên bản đầu tiên của biến thể nâng cấp Borei-A, với tính năng tàng hình và thiết bị liên lạc đã được nâng cấp so với tàu Yury Dolgoruky và 2 chiếc Borei thông thường khác. Ông Shoigu cho biết, Knyaz Vladimir sẽ đi vào hoạt động từ năm 2019.

Theo RT, ông Shoigu cũng đã đưa ra rất nhiều số liệu thống kê về lực lượng vũ trang năm 2018, từ tỷ lệ vũ khí và thiết bị cần thay thế bằng trang thiết bị hiện đại, đến khoản tiền tiết kiệm được từ khi áp dụng thẻ ID điện tử mới cho quân nhân.

Bộ trưởng Shoigu lưu ý, trong năm 2018, lực lượng hạt nhân Nga đã thử nghiệm khả năng phóng tên lửa nhanh nhất có thể. Khả năng này rất quan trọng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện khi kẻ thù cố gắng xóa sổ kho vũ khí hạt nhân và hạn chế thiệt hại của cuộc tấn công trả đũa.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật