Dinh dưỡng từ hạt sen
Theo thông tin từ website Bệnh viện đa khoa Vinmec, trong y học, hạt sen được xem như một dược phẩm quý, có thể chữa các loại bệnh như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, ăn kém, tâm phiền và bệnh ăn uống khó tiêu.
Ảnh minh họa.
Trong 100g hạt sen có chứa 350 calo, 63-68g carbohydrate, 17-18g protein, nhưng chỉ có 1,9-2,5g mỡ, còn lại là các thành phần khác như nước, khoáng chất khác. Theo kết quả nghiên cứu, trung bình cứ 100 gam hạt sen khô có thể cung cấp khoảng 18g protein chất lượng cao và chất xơ. Đặc biệt, hạt sen không chứa đường mà lại có hương vị thơm ngon hợp với sở thích của nhiều người.
Cụ thể, hạt sen có những tác dụng trị bệnh như: trị bệnh lẫn ở người già, kháng viêm, trị mụn trứng cá, điều trị ung thư phổi, trị mất ngủ, tốt cho người tiểu đường, tôt cho phụ nữ mang thai, cải thiện vị giác, giúp giảm mỡ máu.
Những lưu ý khi chế biến hạt sen
Không bỏ tâm sen khi muốn sử dụng hạt sen chữa bệnh mất ngủ
Tờ Giáo dục & thời đại dẫn lời lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), cho biết công dụng điều trị mất ngủ, thức giấc ban đêm phần lớn nhờ vào các hoạt chất có trong tâm sen. Do vậy, nên kết hợp dùng cả hạt và tâm sen hoặc tốt nhất là sử dụng riêng phần tâm sen
Ảnh minh họa.
Tâm sen trong hạt sen sử dụng trong thời gian dài không tốt cho người bị hư nhiệt
Mặc dù tâm sen rất tốt nhưng những người bị hư nhiệt không nên dùng nhiều. Về lâu dài, bạn có thể bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường.
Đặc biệt sử dụng tâm sen về lâu dài có thể ảnh hưởng chức năng sinh lý, cụ thể nhất chính là suy giảm ham muốn tình dục.
Nên khử độc tâm sen
Tuy tâm sen là bộ phận chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng cũng có độc tố alkaloid. Vì thế trước khi dùng tâm sen để sắc nước uống hay hãm trà, bạn nên rửa sạch với nước muối loãng, khử độc bằng cách sao vàng hoặc phơi khô.
Ảnh minh họa.
Hạt sen "đại kỵ" thực phẩm gì?
Mặc dù hạt sen tốt cho sức khỏe nhưng không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp được. Các thực phẩm như cua, thịt rùa không được ăn cùng với hạt sen vì sẽ gây ngộ độc.
Những người "đại kỵ" với hạt sen
Người mắc bệnh tim mạch
Theo báo Sức khỏe đời sống, hạt sen không dùng cho những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid. Nếu muốn sử dụng hạt sen làm thuốc trước tiên phải khử độc rồi mới dùng. Có thể khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài.
Ảnh minh họa.
Người bị rối loạn tiêu hóa
Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ - kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều, hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.
Trẻ em
Nhiều người thường nghĩ, hạt sen có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất bổ. Người ta thường xay nhỏ hạt sen rồi nấu cháo cho trẻ ăn. Tuy nhiên đây lại là điều vô cùng có hại.
Do hạt sen giàu dinh dưỡng nên có thể làm cho trẻ khó tiêu hóa. Hệ thống tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm do còn non yếu. Bởi vậy không thể hấp thụ được các chất trong hạt sen. Ngược lại, trẻ em ăn hạt sen còn có thể gây ra dị ứng và mẩn đỏ. Do đó, không nên trộn các loại hạt sen để nấu cháo cho bé vì sẽ gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu và biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Nguyễn Linh (T/h)