Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hàng loạt chính sách ưu tiên cho Vân Đồn, Quảng Ninh

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Tỉnh Quảng Ninh và khu kinh tế Vân Đồn được ưu tiên vận động và thu hút vốn ODA để đầu tư cho một số dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội...

(ĐSPL) - Tỉnh Quảng Ninh và khu kinh tế Vân Đồn được ưu tiên vận động và thu hút vốn ODA để đầu tư cho một số dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội...

Khu kinh tế Vân Đồn (Ảnh Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh).

Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Quảng Ninh và Khu kinh tế Vân Đồn.

Cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Quảng Ninh

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND tỉnh được thành lập Công ty đầu tư tài chính nhà nước để huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng trên cơ sở mô hình Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh. UBND tỉnh xây dựng Đề án thành lập Công ty đầu tư tài chính nhà nước của Tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng giao UBND tỉnh Quảng Ninh xây dựng Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về việc phát triển khu công nghiệp Việt Hưng trở thành khu công nghiệp chuyên sâu trên cơ sở mô hình các khu công nghiệp chuyên sâu tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tỉnh Quảng Ninh được xem xét hỗ trợ một phần vốn từ nguồn ngân sách trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác trong kế hoạch hàng năm giai đoạn 2015 - 2020 để đầu tư các dự án, công trình trọng điểm như Đường nối thành phố Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái; cảng biển Hải Hà; Dự án Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, Dự án Bảo vệ môi trường Vịnh Bái Tử Long.

Tỉnh cũng được ưu tiên vận động và thu hút vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ cho một số dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tỉnh Quảng Ninh như: Dự án Bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long; phát triển các đô thị dọc hành lang Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS).

Đồng thời, tỉnh cũng được xem xét hỗ trợ đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) đối với một số công trình hạ tầng quan trọng của Tỉnh.

Cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Kinh tế Vân Đồn

Đối với Khu Kinh tế (KKT) Vân Đồn, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung KKT này vào danh sách các nhóm KKT ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2015.

Ngoài các ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành, KKT Vân Đồn được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù như: Ưu tiên huy động vốn ODA để đầu tư cho một số dự án kết cấu hạ tầng quan trọng trong KKT; được ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 50\% vốn đối ứng cho một dự án ODA của trung ương đầu tư trên địa bàn nhưng địa phương cam kết bố trí vốn đối ứng.

Các dự án đầu tư hạ tầng như sân bay Vân Đồn; hạ tầng công nghệ thông tin Vân Đồn; Bệnh viện quốc tế Vân Đồn; hạ tầng giao thông xuyên đảo được xem xét hỗ trợ một phần từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn ODA.

Bên cạnh đó, KKT Vân Đồn được vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để thực hiện các dự án cảng du lịch, bến du thuyền thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương đầu tư. Việc cho vay lại, quản lý và sử dụng nguồn vay lại, hoàn trả vốn vay thực hiện theo quy định hiện hành.

Vân Đồn (Quảng Ninh) là một trong những cửa ngõ giao thương Quốc tế quan trọng của vùng Đông Bắc của Tổ quốc; có vị trí quốc phòng, an ninh quan trong phía Bắc Việt Nam; được Chính phủ chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu xây dựng đề án tái lập đặc khu kinh tế cùng với Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Khu kinh tế Vân Đồn có diện tích khoảng 2.171 Km2, trong đó diện tích đất tự nhiên 551 Km2, diện tích vùng biển rộng 1.620Km2.

Đây là khu kinh tế tổng hợp nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và vùng Duyên hải Bắc bộ, phát triển du lịch biển đảo, các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp...

Tin nổi bật