Làn sóng kiện tụng đầu tiên xuất phát từ Trường Công lập bang Seattle. Nhà trường đã dẫn lại nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty truyền thông xã hội “xem hệ thần kinh như cờ bạc và thuốc giải trí” nhằm lôi kéo người dùng.
Trong đơn kiện, Trường Công lập bang Seattle nêu rõ: "Các tập đoàn công nghệ sử dụng thuật toán tập trung cao độ để theo đuổi lợi nhuận, cố ý tạo ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần chưa từng có”.
Trường Công lập bang Seattle nêu rõ: "Các tập đoàn công nghệ sử dụng thuật toán tập trung cao độ để theo đuổi lợi nhuận, cố ý tạo ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần chưa từng có”.
Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, nền tảng được các bạn trẻ sử dụng nhiều nhất vẫn là YouTube với 95%, tuy nhiên nhiều người dùng tương tác với nền tảng này chỉ đơn giản là để xem video, thay vì là nơi kết nối với người khác.
Hơn 1.000 thanh thiếu được Trung tâm nghiên cứu Pew niên khảo sát về tần suất họ sử dụng các ứng dụng này, họ cho biết rằng TikTok vẫn thu hút sự chú ý nhiều hơn bất kì nền tảng nào khác ngoài YouTube. TikTok, Instagram và Snapchat đã dành được “sự chú ý gần như liên tục”, tuy nhiên có 36% thanh thiếu niên nghĩ rằng họ đang dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội.
TikTok vẫn thu hút sự chú ý nhiều hơn bất kì nền tảng nào khác ngoài YouTube.
Nhà nghiên cứu về đời sống kỹ thuật số tại Đại học Sư phạm Harvard - Carrie James cho biết, các vụ kiện trên đã phản ánh mức độ nghiêm trọng của vấn đề này thông qua góc nhìn của các trường học và cô cũng bày tỏ sự lo lắng về khoản tiền khổng lồ phải bỏ ra để theo đuổi quá trình này đến cùng.
"Đây chưa bao giờ là chuyện đơn giản. Ngoài kiện tụng, trường học cần áp dụng các phương án can thiệp khác nhau để ổn định tình hình. Quan trọng hơn cả, nhóm công ty chủ quản nền tảng mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về những ảnh hưởng trên. Tuy nhiên, tôi không chắc các vụ khiếu nại sẽ đủ sức gây áp lực cho họ", cô cho biết.
Trước những cáo buộc, người phát ngôn của các ứng dụng công nghệ trên không bình luận trực tiếp. Tuy nhiên, họ đã sử dụng văn bản để tuyên bố về ưu tiên an toàn cho thanh niên kèm theo đó là các biện pháp bảo vệ người dùng trẻ tuổi.
Người phát ngôn của Google cho biết: “Chúng tôi có một nhóm bên ngoài gồm các chuyên gia về phát triển trẻ em, giúp tư vấn cách xây dựng trải nghiệm phù hợp với lứa tuổi và bảo vệ trẻ em trên YouTube”.
"Chúng tôi không cho phép nội dung khuyến khích tự tử, tự làm hại bản thân hoặc rối loạn ăn uống. Ngay khi phát hiện, đội ngũ kiểm duyệt đã xoá hoặc ẩn 99% bài viết độc hại, trước khi để chúng tiếp cận người dùng khác hoặc bị báo cáo về nền tảng", Antigone Davis, người đứng đầu toàn cầu về an toàn tại Meta, phát biểu.
TikTok cũng từ chối bình luận về vụ kiện, mặc dù một phát ngôn viên tuyên bố rằng công ty “ưu tiên sự an toàn và hạnh phúc của thanh thiếu niên”.
Tương tự, Snapchat cũng phản hồi rằng họ đang hợp tác chặt chẽ với các tổ chức sức khỏe tâm thần hàng đầu, cung cấp các công cụ và tài nguyên để giúp người dùng an toàn.
Sau cáo buộc của Trường Công lập bang Seattle thì hàng loạt các khu học chánh khác tại bang California, Pennsylvania, New Jersey và Florida cũng đã đâm đơn kiện các ứng dụng công nghệ.
Giữa tháng 3/2023, quận San Mateo (bang California), nơi có 23 khu học chánh lớn, đệ đơn khiếu nại dài 107 trang lên toà án liên bang. Họ cho rằng các công ty truyền thông xã hội đã “sử dụng trí tuệ nhân tạo tiên tiến nhằm xây dựng các ứng dụng gây nghiện”.
Như Quỳnh (T/h)