Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hàng chục nghìn thùng dầu tràn ra môi trường mỗi ngày do vỡ đường ống tại Lybia

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Ước tính khoảng 22.000 thùng dầu đã rò rỉ ra môi trường mỗi ngày, sau khi đường ống dẫn bị rò rỉ từ ngày 31/5 tại Libya.

Ngày 1/6, các nhà chức trách Libya cho biết, một đường ống nối từ mỏ dầu Sarir đến cảng dầu Tobruk trên Địa Trung Hải đã bị vỡ, gây ra một vụ rò rỉ nghiêm trọng vào sa mạc.

Vụ việc đã làm tê liệt ngành công nghiệp dầu mỏ của đất nước, trong bối cảnh quốc gia Bắc Phi này vẫn mắc kẹt trong tình trạng hỗn loạn về chính trị và an ninh.

Lĩnh vực dầu mỏ đã bị ngừng hoạt động trên nhiều vùng của Libya. Ảnh minh hoạ

Công ty dầu mỏ vùng Vịnh Ả Rập, đơn vị vận hành đường ống dẫn dầu, ước tính rằng khoảng 22.000 thùng dầu bị mất đi mỗi ngày do sự cố trên. Hiện tại các nỗ lực khắc phục sự cố vẫn đang được tiến hành khẩn trương.

AGOC, một chi nhánh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya có trụ sở tại thành phố Benghazi, thuộc miền Đông Libya, cho biết tình trạng thiếu bảo trì đường ống là nguyên nhân dẫn đến sự cố vỡ đường ống dẫn dầu.

Trước đó, hôm 18/4, Tổng Công ty Dầu khí quốc gia Libya (NOC) đã cảnh báo về “một làn sóng đóng cửa” các cơ sở sản xuất dầu mỏ sau khi tuyên bố tình trạng bất khả kháng về việc xuất khẩu dầu từ cảng Zueitina của nước này.

Theo thông báo của NOC, một nhóm người đã xông vào cảng dầu trên và ngăn cản các công nhân ở đây xuất khẩu dầu, khiến cho các công ty dầu mỏ như Zueitina, Mellitah, Sarir và AGOCO phải dừng hoàn toàn hoạt động sản xuất.

Thông báo cho biết thêm việc đóng cửa các cơ sở sản xuất này cũng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng điện tại các nhà máy điện ở Zueitina và thành phố Benghazi, đồng thời dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt ở miền Đông Libya.

Libya rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi nhà lãnh đạo Moamer Kadhafi (M.Ca-đa-phi) bị lật đổ năm 2011, với một loạt các nhóm vũ trang tranh giành quyền kiểm soát lãnh thổ.

Tổ chức khủng bố Hồi giáo tự xưng (IS) đã lợi dụng sự hỗn loạn để chiếm giữ các khu vực phía bắc và phía đông Libya. Tuy nhiên, nhóm này đã bị đánh bật khỏi căn cứ cuối cùng ở Derna vào năm 2018. Kể từ đó, IS tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công quy mô nhỏ ở quốc gia Bắc Phi này.

Libya đang có hai chính quyền đối địch cùng tồn tại song song kể từ tháng 3/2022, khi Nghị viện ở miền Đông chỉ định ông Fathi Bashagha làm Thủ tướng mới, thay thế ông Abdulhamid al-Dbeibah - người đứng đầu Chính phủ Thống nhất Quốc gia (GNU) có trụ sở tại Tripoli.

Mộc Miên (Theo dw.com)

Tin nổi bật