Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ham mua phi lê cá giá "hời" trên mạng, người phụ nữ mất trắng tài sản, rơi vào cảnh nợ nần

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Ham mua phi lê cá mú với giá rẻ trên Facebook, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện mất trắng tài sản, thậm chí còn rơi vào cảnh nợ nần không biết đến bao giờ mới trả được.

Tờ Shin Min Daily News cho biết, hôm 22/9, một người phụ nữ tên Qiu, 58 tuổi, ở Singapore đã bị kẻ gian lừa mất trắng toàn bộ tài sản và rơi vào cảnh nợ nần. Dù có vẻ như phương thức chiếm đoạt tài khoản này không còn mới nhưng vẫn rất nhiều người thiếu tỉnh táo để "sập bẫy" kẻ gian.

Theo đó, vào ngày 25/8, bà Qiu lướt mạng xã hội Facebook thì vô tình thấy một quảng cáo bán phi lê cá mú với giá "hời". Không cưỡng được sự tò mò, bà nhấp vào quảng cáo thì sau đó được một kẻ lạ gọi là "nhân viên bán hàng" lên hệ thông qua WhatsApp.

Mặc dù ban đầu có nghi ngờ nhưng bà vẫn quyết định tiếp tục "mua hàng" vì thấy ứng dụng này không yêu cầu thông tin tài khoản ngân hàng của mình. Thay vào đó, tất cả những thông tin được yêu cầu là tên, địa chỉ và số điện thoại di động của bà.

Tuy nhiên, ngay trong đêm hôm đó, điện thoại của bà đột nhiên không hoạt động được. Bà Qiu cho rằng nó hết pin và thử sạc pin.

Ham mua phi lê cá giá "hời" trên mạng, người phụ nữ mất trắng tài sản, rơi vào cảnh nợ nần. Ảnh: Asia One

2 hôm sau, bà mới mở ra kiểm tra tài khoản ngân hàng của mình. Lúc này bà mới tá hỏa phát hiện ra chỉ còn lại vài đồng lẻ trong cả 3 tài khoản ngân hàng. Chưa hết, bà còn được thông báo nợ khoảng 12.200 SGD (tương đương 217 triệu VNĐ) trên 2 thẻ tín dụng.

Ngay sau đó, bà Qiu đã báo cáo vụ việc này cho cảnh sát và liên hệ với ngân hàng để biết thông tin.

Qua đó, số tiền 32.287 SGD (hơn 570 triệu VNĐ) đã bị rút từ 3 tài khoản của bà vào cùng ngày 25/9.

Bà Qiu cho biết, một trong những tài khoản này là tài khoản chung được chia sẻ với cô con gái 16 tuổi của bà. Tài khoản đó hiện chỉ còn lại 3,06 SGD trong số 6.000 SGD (106 triệu VNĐ) ban đầu.

"Tôi đã gửi tiền mừng tuổi, tiền học bổng... của con gái tôi vào tài khoản này, số tiền này tôi dự định dùng để trả tiền bảo hiểm cho con gái tôi. Hợp đồng bảo hiểm chỉ còn 4 năm, làm sao tôi có thể nỡ chấm dứt nó?”.

Bà Qiu cũng tìm kiếm sự giúp đỡ từ Cơ quan tiền tệ Singapore. Tuy nhiên, họ không có cách nào giúp bà lấy lại được tiền.

Trước đó, một người phụ nữ tên Zheng cũng sống tại Singapore đã bị kẻ gian lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền khoảng 30.000 SGD (tương đương hơn 500 triệu đồng) do ham món quà giá 1,4 triệu đồng.

Trong thông cáo báo chí của cảnh sát Singapore hôm 21/9, họ cho biết hiện nay có "một biến thể mới của hình thức lừa đảo qua phần mềm độc hại".

Nạn nhân của hình thức lừa đảo qua phần mềm độc hại này được người gọi là "nhân viên bán hàng" liên hệ thông qua các nền tảng nhắn tin như WhatsApp và yêu cầu tải xuống một ứng dụng.

Sau đó, thông tin đăng nhập ngân hàng qua Internet có thể bị đánh cắp thông qua keylogger (phần mềm có khả năng nhận diện và ghi nhớ mọi phím bấm người dùng nhập vào) trong các ứng dụng này, cho phép những kẻ lừa đảo truy cập vào tài khoản ngân hàng của nạn nhân và thực hiện các giao dịch trái phép.

Thông cáo cho biết: "Trong nửa đầu năm 2023, hơn 750 trường hợp nạn nhân đã tải phần mềm độc hại xuống điện thoại của họ, với thiệt hại lên tới ít nhất 10 triệu SGD (tương đương 177 tỷ VNĐ)”.

Báo cáo cho biết, cảnh sát muốn nhắc nhở người dân về mối nguy hiểm khi tải ứng dụng từ các trang web của bên thứ 3 hoặc có dấu hiệu đáng ngờ.

Vào tháng 2/2023, ngân hàng DBS (Singapore) cũng đã đưa ra một lời khuyên để cảnh báo khách hàng về phần mềm độc hại trên hệ điều hành Android.

Ngân hàng cũng đưa ra khuyến cáo dành cho mọi người rằng:

- Hãy thận trọng với các tệp đính kèm, mã QR hoặc liên kết đến các ứng dụng trong email, tin nhắn hoặc bài đăng trên mạng xã hội.

- Chỉ tải xuống ứng dụng từ Apple App Store và Google Play Store chính thức.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật