Sáu năm sau khi tàu sân bay USS Enterprise ngừng hoạt động, Hải quân Mỹ vẫn đang tìm cách tháo dỡ tàu một cách an toàn.
Tàu USS Enterpire từng là niềm tự hào của Hải quân Mỹ. Ảnh minh họa: Getty |
Văn phòng kế toán tổng hợp ước tính chi phí tháo rời tàu USS Enterprise và gửi các lò phản ứng đến một cơ sở lưu trữ chất thải hạt nhân lên tới 1,5 tỷ USD, tức là tương đương 1/8 chi phí của một tàu sân bay mới.
USS Enterprise được đưa vào hoạt động từ năm 1961, là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên trên thế giới, đủ khả năng đi vòng quanh thế giới mà không cần tiếp nhiên liệu. Hạm đội từng là một biểu tượng của Hải quân Mỹ. Trong suốt 51 năm hoạt động, USS Enterprise đã tham gia cuộc phong tỏa Khủng hoảng tên lửa Cuba, Chiến tranh Việt Nam và các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq.
Hải quân ngừng hoạt động USS Enterprise vào năm 2012 và loại bỏ nhiên liệu ra khỏi 8 lò phản ứng hạt nhân Westinghouse A2W vào năm 2013. Theo kế hoạch ban đầu, các lò phản ứng sẽ được vận chuyển bằng xà lan từ Căn cứ Hải quân Puget Sound xuống Bờ biển Washington và lên Sông Columbia, sau đó vận chuyển chúng đến Khu Hanford của Bộ Năng lượng để lưu trữ vĩnh viễn.
Tuy nhiên, sau khi ngừng hoạt động, chi phí xử lý con tàu nặng tới 93.000 tấn đã tăng từ khoảng 500 - 750 triệu USD lên hơn 1 tỷ USD. Điều này đã buộc Hải quân Mỹ phải tạm dừng xử lý trong khi nó tìm ra các lựa chọn rẻ hơn. Ngày nay, thân tàu của Enterprise vẫn đang nằm ở Newport News, Virginia.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Popular Mechanics)