Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hai bang của Mỹ cấm cảnh sát thực hiện biện pháp chèn cổ để khống chế nghi phạm

(DS&PL) -

Các bang Los Angeles và Minnesota sẽ ban hành một lệnh cấm cảnh sát sử dụng biện pháp chèn cổ để khống chế nghi phạm.

Các bang Los Angeles và Minnesota sẽ ban hành một lệnh cấm cảnh sát sử dụng biện pháp chèn cổ để khống chế nghi phạm.

Cảnh sát Mỹ quỳ gối tưởng niệm George Floyd, đồng hành cùng những người biểu tình. Ảnh: NBC

CNN cho hay, cảnh sát trưởng Los Angeles Michel Moore và Chủ tịch Ủy ban Cảnh sát Los Angeles Eileen Decker hôm 8/6 nhất trí một lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức về huấn luyện và sử dụng biện pháp chèn ép động mạch cảnh, tức kẹp cổ, để trấn áp tội phạm đối với các sĩ quan thuộc Sở cảnh sát thành phố Los Angeles (LAPD).

Cảnh sát hạt Los Angeles (LASD) cũng đưa ra lệnh cấm tương tự và có hiệu lực "đến khi hội đồng cảnh sát thành phố tiến hành đánh giá chi tiết".

Trước đó, Thẩm phán Karen Janisch, hạt Henneipin, bang Minnesota, cũng ra lệnh cho các thành viên Sở cảnh sát Minneapolis ngừng sử dụng động tác kẹp cổ, siết cổ khi đối phó với nghi phạm. Lệnh cấm này được Thị trưởng Jacob Frey và hội đồng thành phố đưa cuối tuần trước.

Theo lệnh tòa án, bất kỳ sĩ quan cảnh sát nào đều phải báo cáo nếu đang ở hiện trường và quan sát thấy đồng nghiệp sử dụng vũ lực trái phép, bao gồm siết cổ hay kẹp cổ. Sĩ quan cũng được yêu cầu can thiệp khi nhìn thấy hành vi sử dụng vũ lực trái phép, nếu không sẽ phải chịu kỷ luật như chính họ sử dụng vũ lực bị cấm.

Người biểu tình ở Paris hưởng ứng phong trào phản đối cái chết của George Floyd ở Mỹ. Ảnh: AP

Không chỉ ở 2 thành phố của Mỹ, hành động cấm ghì cổ để khống chế nghi phạm cũng được "từ bỏ" tại Pháp.

"Các trường đào tạo cảnh sát và hiến binh sẽ không còn giảng dạy biện pháp này. Đây là biện pháp nguy hiểm", Bộ trưởng Nội vụ Pháp Kouthe Castaner tuyên bố hôm 8/6. Đồng thời, ông Castaner nhấn mạnh sẽ "không khoan nhượng" với việc lực lượng hành pháp phân biệt chủng tộc. Theo đó, các sĩ quan bị tình nghi phân biệt chủng tộc sẽ bị đình chỉ công tác.

Cái chết của George Floyd, người Mỹ gốc Phi bị cảnh sát da trắng ghì cổ chết hôm 25/5, gợi nhắc công chúng Pháp về sự ra đi của Adama Traoré.

Hôm 2/6, khoảng 20.000 người dân đã đổ xuống đường ở Paris để đòi công lý cho Traoré và Floyd, bất chấp lệnh cách ly xã hội vì Covid-19.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật