Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Sau cuộc bỏ phiếu của lưỡng đảng ngày 19/4 , Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, bao gồm 60 tỷ USD dành cho Ukraine.

Được Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu vào tháng 10/2023, đề xuất tài trợ bị trì hoãn trong Hạ viện suốt nhiều tháng do sự phản đối của một nhóm thuộc đảng Cộng hòa chiếm đa số.

Cuộc bỏ phiếu ngày 19/4 đã thông qua gói viện trợ với tỷ lệ 316-94, trong đó có 165 đảng viên Đảng Dân chủ và 151 đảng viên Đảng Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ.

Cuộc bỏ phiếu ngày 19/4 đã thông qua gói viện trợ với tỷ lệ 316-94. Ảnh minh họa

Ngoài việc viện trợ cho các đồng minh, dự luật này còn bao gồm điều khoản chuyển tài sản bị đóng băng của Nga sang Ukraine, các lệnh trừng phạt nhắm vào Hamas và Iran, đồng thời buộc ByteDance của Trung Quốc phải bán nền tảng truyền thông xã hội TikTok nếu không muốn đối mặt với lệnh cấm ở Mỹ.

Dự luật trên cũng bao gồm 14 tỷ USD viện trợ cho Israel trong cuộc chiến chống Hamas và 4,83 tỷ USD để hỗ trợ các đối tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Gói hỗ trợ cũng sẽ dành 9,15 tỷ USD viện trợ nhân đạo cho dân thường ở Gaza và Bờ Tây và các khu vực xung đột khác trên toàn cầu.

Sau khi Hạ viện Mỹ thông qua, dự luật sẽ được chuyển sang Thượng viện để biểu quyết và phê chuẩn, trước khi gửi lên cho Tổng thống Joe Biden ký thành luật.

Mỹ đến nay vẫn là bên viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine, với hàng chục tỷ USD viện trợ an ninh và liên tục cam kết ủng hộ Kiev đến chừng nào còn cần thiết.

Trong nhiều tháng qua, Tổng thống Joe Biden đã thúc giục Quốc hội Mỹ đẩy nhanh việc phê duyệt gói viện trợ cho Ukraine vì chính quyền của ông đã cạn tiền mà các nhà lập pháp đã phê duyệt trước đó. Ông tuyên bố rằng do không cung cấp thêm tiền cho Chính phủ Ukraine, Mỹ có nguy cơ đối đầu trực tiếp với Nga sau này.

Trong khi đó, chính phủ Nga đã nhiều lần phủ nhận mọi ý định tấn công NATO. Hồi tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhắc lại những đảm bảo này trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Tucker Carlson, khi ông được hỏi liệu Ba Lan hay Litva có phải lo lắng cho sự an toàn của nước mình hay không. Tổng thống Putin giải thích rằng Nga không quan tâm đến việc chống lại NATO và sẽ chỉ tham gia chiến sự nếu bị tấn công trước.

M.M (T/h)

Tin nổi bật