Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hà Nội nêu lý do chọn doanh nghiệp của Shark Liên đầu tư nhà máy nước sông Đuống

(DS&PL) -

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khẳng định, Hà Nội đã chọn những nhà đầu tư có năng lực để làm nhà máy nước mặt sông Đuống, hoàn toàn không có lợi ích nhóm.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khẳng định, Hà Nội đã chọn những nhà đầu tư có năng lực để làm nhà máy nước mặt sông Đuống, hoàn toàn không có lợi ích nhóm.

Theo tin từ Người Lao Động, chiều 15/11, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm trước kỳ họp thứ 11 HĐND khóa XV.

Tại đây, cử tri quận Hoàn Kiếm đề nghị lãnh đạo TP. Hà Nội làm rõ vấn đề quản lý nguồn nước sạch. Vấn đề được đặt ra cấp thiết với vụ ô nhiễm nước mặt sông Đà và vụ lùm xùm về giá nước mặt sông Đuống.

Riêng về Nhà máy nước mặt sông Đuống, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, có 4 nhà đầu tư rót vốn xây dựng nhà máy, gồm một quỹ đầu tư của Oman, doanh nghiệp Aqua One, Nhà máy nước sạch số 2 (10%) và 5% của một đơn vị khác.

Bà Đỗ Thị Kim Liên. Ảnh: bizlive

Ông Nguyễn Đức Chung khẳng định: "Aqua One là doanh nghiệp do bà Đỗ Thị Kim Liên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Đây là công ty từng làm nhà máy nước lớn nhất miền Nam tại Long An. Hà Nội đã chọn những nhà đầu tư có năng lực để làm nhà máy này. Vấn đề là như vậy, chứ không có lợi ích nhóm của ai ở đây cả".

Cũng theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, vừa qua, một doanh nghiệp của Thái Lan mua lại cổ phần của Công ty nước mặt sông Đuống. Chuyện các quỹ đầu tư mua bán phần vốn của doanh nghiệp tại dự án, công trình cụ thể là bình thường, nên khuyến khích. Thực tế nên nhìn nhận là môi trường đầu tư kinh doanh của Hà Nội phải thế nào thì nhà đầu tư mới vào đầu tư.

"Tôi khẳng định với cử tri, Nhà máy nước mặt sông Đuống là nhà máy nước hiện đại nhất Việt Nam và Đông Nam Á" - ông Chung nhận định.

Theo Infonet, Công ty nước mặt sông Đuống là công ty con của Tập đoàn AquaOne, đơn vị này chính là chủ đầu tư dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống vừa được khánh thành giai đoạn vào đầu tháng 9/2019.

Đây là nhà máy nước sạch sinh hoạt có quy mô cấp vùng, với tổng diện tích 65ha, mức đầu tư giai đoạn 1 là gần 5.000 tỉ đồng với 2 phân kỳ.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, Nhà máy nước mặt Sông Đuống không chỉ cung cấp nước sạch cho các quận nội thành mà còn đưa nước sạch đến người dân ở nhiều huyện ngoại thành xa trung tâm như: Ứng Hòa, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Đông Anh, Sóc Sơn...

Ngoài ra, nhà máy này còn bổ sung cấp nước vùng cho các xã thuộc huyện Văn Giang - Hưng Yên, khu đô thị Eco Park (Hưng Yên), bổ sung cấp nguồn nước cho thị xã Từ Sơn, khu đô thị công nghiệp VSIP (Bắc Ninh)…

Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến giá nước sạch tối đa của nhà máy nước mặt sông Đuống tạm tính là 10.246 đồng/m2, cao hơn các nhà máy nước sạch khác, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Việt Hà nêu hàng loạt văn bản liên quan đến phương pháp tính tiền, nhấn mạnh việc “phải tính đúng, tính đủ” theo quy định.

Cụ thể, nguyên tắc “tính đúng, tính đủ” cụ thể là chi phí sản xuất, chi phí khấu hao, chí phí vay lãi, chi phí quản lý doanh nghiệp (tạm tính 5%), chi phí bán hàng (1%), chi phí thất thoát 18%...

Theo ông Hà, mức giá trên chỉ là mức tạm tính tối đa, mức cụ thể được xác định khi nhà máy đi vào hoạt động và được quyết toán.

Về thông tin mỗi năm TP. Hà Nội hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng cho các doanh nghiệp do chênh lệch giá nước sạch sông Đuống với các doanh nghiệp khác, ông Hà cho hay, đến thời điểm này chưa xác định được giá nước sạch sông Đuống (mới tạm tính giá) vì dự án chưa được quyết toán.

"Đến thời điểm hiện tại, TP chưa trợ giá bất cứ đồng nào cho các đơn vị cung cấp nước sạch, trong đó có sông Đuống", ông Hà nhấn mạnh.

Vũ Đậu (T/h) 

Tin nổi bật