Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gợi ý mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2024 cho cả ba miền

  • Thùy Dung(T/h)
(DS&PL) -

Tết Đoan Ngọ là dịp lễ truyền thống quan trọng của người Việt, nhằm cầu mong mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào và gia đình hạnh phúc.

Ý nghĩa của mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ là sự thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên. Ảnh minh họa

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ không chỉ là sự thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên mà còn mang ý nghĩa cầu an, xua đuổi bệnh tật và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống. Các món ăn trong mâm cúng đều mang những ý nghĩa riêng biệt, góp phần tạo nên một ngày lễ đầy đủ và trọn vẹn.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc

Ngoài hương và hoa tươi, mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc sẽ có các loại quả (mận, vải), xôi chè, rượu nếp, cơm rượu, bánh gio…

Bánh gio: Loại bánh được làm từ gạo nếp, ngâm trong nước tro, gói bằng lá chuối. Bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn với đường hoặc mật. Theo người xưa, gạo nếp khi luộc trong lá sẽ hấp thu các đặc tính cây cỏ, giúp giải nhiệt, tiêu bệnh trong cơ thể.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc. Ảnh minh họa

Rượu nếp là món ăn đặc sắc trong ngày này. Người xưa tin rằng, rượu nếp có khả năng tiêu diệt sâu bọ, khiến chúng không thể gây hại trong cơ thể con người.

Món cơm rượu nếp cái hoa vàng không phải nơi đâu cũng có và ngon như ở miền Bắc. Do đó, đây là món phải có trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc. Ngoài ra, một số nơi còn có thêm cơm rượu nếp cẩm.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung

Giống như mâm cúng miền Bắc, mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung cũng có các lễ vật cơ bản như: Hương, hoa, rượu nếp, nước, các loại quả, bánh tro, bánh ú…

Ngoài ra, mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung không thể thiếu thịt vịt. Quan niệm xưa cho rằng, thịt vịt có tính mát, ăn vào sẽ giải nhiệt cho cơ thể, có khả năng bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung. Ảnh minh họa

Cơm rượu trên mâm cúng miền Trung được làm theo phương pháp lên men cổ truyền, có hình dạng vuông vức.

Dù không phổ biến ở tất cả tỉnh thành, nhưng chè kê rất được ưa chuộng, thường xuất hiện trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung. 

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam

Ngoài những lễ vật quen thuộc, mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam còn có nhiều món khác như:

Cơm rượu ở miền Nam được vo thành viên tròn và thêm nước đường, ăn giống như xôi chè ở miền Bắc.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam. Ảnh minh họa

Bánh ú Bá Trạng là món bánh tương tự bánh gio nhưng to hơn, được làm từ gạo nếp nhồi thêm nhân, sau đó luộc hoặc hấp. Bánh ú Bá Trạng có thể gói bằng lá sen, lá chuối…

Ở miền Nam, bánh ú còn nhiều biến tấu khác nhau, có cả nhân mặn và nhân ngọt (đậu xanh, sầu riêng…), gói bằng lá tre, lá dong…

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam có thêm món chè trôi nước. Món chè này làm từ bột nếp trắng, nhân đậu xanh. 

Chè trôi nước ăn cùng nước đường và nước cốt dừa với ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ.

Lễ cúng Tết Đoan Ngọ

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, gia đình sẽ thực hiện lễ cúng tại gia. Mọi người sẽ thắp nhang, dâng mâm cúng và cầu nguyện cho sức khỏe, may mắn và bình an. Sau lễ cúng, cả gia đình cùng nhau thưởng thức các món ăn, tạo nên không khí ấm cúng và đoàn tụ.

Những điều cần chú ý khi chuẩn bị mâm cúng

Chọn nguyên liệu tươi ngon

Nguyên liệu cần được chọn lựa kỹ càng, tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này không chỉ giúp mâm cúng thêm phần trang trọng mà còn đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Trình bày đẹp mắt

Mâm cúng cần được bày biện gọn gàng, đẹp mắt và trang trọng. Điều này thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng đối với tổ tiên và các vị thần linh.

Giữ gìn vệ sinh

Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện lễ cúng, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo các món ăn không bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Đây cũng là cách để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Tin nổi bật