Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giá USD hôm nay 22/7: Đi ngang

(DS&PL) -

Giá USD hôm nay 22/7 tại các Ngân hàng thương mại điều chỉnh đi ngang. Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm tới 14 đồng.

Giá USD hôm nay 22/7  tại các Ngân hàng thương mại điều chỉnh đi ngang. Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm tới 14 đồng.

Tỷ giá trung tâm giữa Đồng Việt Nam (VND) và Đôla Mỹ (USD) sáng nay (21/7) được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 21.895 đồng, tăng 7 đồng so với hôm qua.

Với biên độ +/-3\% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng hôm nay là 22.542 VND/USD và tỷ giá sàn là 21.239 VND/USD.

Tại các ngân hàng thương mại, giá USD mở cửa sáng nay hầu như đứng yên.

Ngân hàng Vietcombank tỷ giá USD/VND niêm yết chiều mua và bán ở mức 22.260– 22.330 đồng/USD, giảm 5 đồng cả hai chiều mua và bán so với ngày 21/7.

Ngân hàng VietinBank tiếp tục niêm yết tỷ giá USD/VND chiều mua vào ở mức 22.260 đồng/USD và chiều bán ra là 22.340 đồng/USD.

Eximbank hiện niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức 22.250- 22.330 đồng/USD (chiều mua vào- bán ra).

Ngân hàng ACB hiện tỷ giá USD/VND niêm yết ở mức 22.255- 22.335 đồng/USD chiều mua vào- bán ra.

Giá USD hôm nay 22/7  tại các Ngân hàng thương mại điều chỉnh đi ngang. Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm tới 14 đồng. (Ảnh minh họa).

Ngân hàng BIDV tỷ giá USD/VND niêm yết ở mức 22.265 đồng/USD chiều mua vào và bán ra ở mức 22.335 đồng/USD.

Ngân hàng Techcombank, HSBC hiện chiều mua vào- bán ra đều giữ nguyên ở mức 22.250- 22.350 đồng/USD.

Tỷ giá USD tự do tại hà nội niêm yết ở mức mua vào khoảng 22.290- 22.300 đồng/USD và bán ra ở ngưỡng 22.310 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua.

Trên thị trường tiền tệ khác, đồng Yên đã vượt lên trên mức thấp trong 6 tuần qua sau khi những nhận định của Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda đã gạt đi khả năng Nhật Bản sẽ chuẩn bị “trực thăng rải tiền” như một biện pháp kích thích kinh tế.

Yên Nhật đã tăng trở lại từ mức thấp trong 6 tuần qua, ghi nhận vào thứ 5, tại 107,49 USD/JPY lên 105,88 USD/JPY.

Lý do cho sự phục hồi này chính là bình luận của ông Kuroda trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC Radio 4 được phát sóng hôm thứ 5. Trong đó, ông Kuroda đã đánh giá thấp ý tưởng “trực thăng rải tiền”, mà thực chất là chính sách bơm tiền mặt trực tiếp vào nền kinh tế, ví dụ như in thêm tiền.

Khi Thủ tướng Shinzo Abe phác thảo ra một gói chi tiêu lớn trị giá khoảng 190 tỷ USD để thúc đẩy nền kinh tế, một số nhà đầu cơ đã dự đoán BOJ có thể sẽ hỗ trợ thêm – mà nói ví theo ngôn ngữ của các nhà kinh tế học là BOJ sẽ thả một lượng tiền lớn xuống từ máy bay trực thăng.

Phải đến khi BBC nói rằng cuộc phỏng vấn với ông Kuroda đã được tiến hành từ giữa tháng 6 thì Yên Nhật mới có dấu hiệu hạ nhiệt.

Song kỳ vọng BOJ sẽ áp dụng các bước để nới lỏng tại cuộc họp chính sách vào thứ 6 tuần tới vẫn còn rất cao, dù các biện pháp có thuộc vào loại “trực thăng rải tiền” hay không. Vì vậy mà đồng Yên vẫn chưa thể tăng nhanh được.

Đô la Mỹ đã ổn định hơn so với các đồng tiền mạnh khác, do các nhà đầu tư vẫn đang cố xác định tầm ảnh hưởng của quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu của Anh tới nền kinh tế Mỹ và tới chính sách của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chỉ số Đô la Index giữ vững ở 96,917 điểm, ngay dưới mức cao nhất trong 4 tháng qua ghi nhận hôm thứ 4 tại 97,323 điểm.

Euro nhỉnh hơn so với Đô la Mỹ một chút sau khi ECB, đúng như dự tính, hôm thứ 5 đã quyết định hoãn thực hiện bất kỳ một hành động nới lỏng tiền tệ nào trong thời điểm này. Tỷ giá giao dịch Euro là 1,1028 EUR/USD, cao hơn một chút so với mức thấp trong tuần tại 1,0980 EUR/USD.

Tương tự, Bảng Anh cũng chỉ thay đổi chút ít lên 1,3230 GBP/USD.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Tin nổi bật