Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giả mạo Facebook nghệ sỹ có thể bị xử lý hình sự

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mục đích của việc giả mạo facebook có thể khác nhau như lợi dụng danh tiếng của người bị giả mạo để quảng cáo, bán hàng; lừa đảo...

(ĐSPL) - Mục đích của việc giả mạo facebook có thể khác nhau như lợi dụng danh tiếng của người bị giả mạo để quảng cáo, bán hàng; lừa đảo...

Hỏi: Hiện nay tình trạng giả mạo facebook của người khác diễn ra rất phổ biến đặc biệt là mạo danh người nổi tiếng. Những người thường xuyên bị giả mạo facebook là các ca sĩ, diễn viên, người mẫu, cầu thủ, những người được nhiều người biết đến.
Mục đích của việc giả mạo facebook có thể khác nhau như lợi dụng danh tiếng của người bị giả mạo để quảng cáo, bán hàng; lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản; hay bôi nhọ danh dự của người khác...
Ví dụ một fanpage ca sĩ giả đăng quảng cáo facebook với nội dung “bẩn” có yếu tố sex-sốc-lạ , khêu gợi sự tò mò. Khi nhấn vào quảng cáo, người dùng sẽ được dẫn đến 1 website trung gian hướng dẫn truy cập đến trang tin không có giấy phép. Tổng số like, comment và share của mẩu quảng cáo này "khủng" nên càng kích thích người xem, nhất là các bạn trẻ hay tò mò.
Cho em hỏi, vấn đề này, pháp luật có quy định như thế nào?

Facebook: Tom Pham

Giả mạo Facebook người khác có thể bị phạt tù - Ảnh minh họa.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này xin được đưa ra ý kiến như sau:

Để ngăn chặn hậu quả từ việc bị giả mạo trên Facebook cũng như các trang thông tin điện tử nói chung thì người bị giả mạo cần phải tự bảo vệ chính mình, cần có biện pháp cho thấy đâu là thật, đâu là giả, chẳng hạn công bố thông tin trên trang chính thức của họ, có kèm chữ ký để tăng sự tin cậy; sử dụng truyền thông để thông tin chính thức,…

Về mặt pháp lý, có thể nhờ các cơ quan có thẩm quyền để can thiệp, đơn giản nhất là tố cáo hành vi vi phạm đến cơ quan công an để điều tra, xử lý.

Có thể bị phạt tù đến 7 năm

Việc lập Facebook giả mạo người khác là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Công nghệ thông tin được ban hành từ năm 2006 và các văn bản hướng dẫn luật này.

Cụ thể, pháp luật nghiêm cấm hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân,…

Nếu cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; nếu tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 77 Luật Công nghệ thông tin).

Trong trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính, hành vi giả mạo Facebook, giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Theo đó, hành vi: “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; hành vi “giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác” sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Hành vi sử dụng facebook, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác cũng có mức phạt tương tự. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện (chẳng hạn như laptop…) được sử dụng để vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm từ việc giả mạo facebook cùa người khác, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu theo một hoặc những tội danh khác nhau được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Chẳng hạn, nếu dùng Facebook giả mạo xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác thì có thể cấu thành tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 BLHS, hình phạt tối đa đến 03 năm tù; hoặc “tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet” theo Điều 226 BLHS (hình phạt tối đa đến 07 năm tù); “tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” theo Điều 226b BLHS…

Với sự phát triển của internet nói chung và mạng xã hội hiện nay, tôi cho rằng để hạn chế việc giả mạo trang thông tin điện tử của người khác cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác trên môi trường mạng thì các cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm và quyết liệt hơn nữa đối với các hành vi vi phạm; người bị xâm phạm cũng cần có thái độ tích cực ngăn chặn hành vi vi phạm, có biện pháp phòng ngừa hành vi vi phạm, tránh trường hợp mặc kệ, “không thèm chấp”, để hậu quả xảy ra mới tìm cách giải quyết…

Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

Luật gia ĐỒNG XUÂN THUẬN

Nguồn: Người đưa tin

Tin nổi bật