Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gắp con sán nhái 7cm chui lên não người đàn ông

(DS&PL) -

Các bác sĩ đã phẫu thuật thành công gắp con sán nhái dài 7cm đi lạc chỗ lên não người đàn ông giúp bệnh nhân hết đau đầu, co giật.

Các bác sĩ đã phẫu thuật thành công gắp con sán nhái dài 7cm "đi lạc chỗ" lên não người đàn ông, giúp bệnh nhân hết đau đầu, co giật.

Ca phẫu thuật gắp sán nhái trong não bệnh nhân. Ảnh: VOV.

Một bệnh nhân nam 52 tuổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh với những triệu chứng đau đầu, yếu nửa người kèm co giật.

Chụp cộng hưởng từ sọ não, các bác sĩ chẩn đoán ông A. có tổn thương choán chỗ vùng vỏ não vận động có thể do u hoặc nang ký sinh trùng trong não. Đến khi phẫu thuật, các bác sĩ mới xác định chính xác bệnh lý của A. là do u nang ký sinh trùng trong não dài 7 cm và tiến hành lấy ra.

Sau mổ, suốt 4 tuần bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng ký sinh trùng. Ông xuất viện ngày 19/12.

Sán nhái dài 7 cm trong não người đàn ông. Ảnh: Vnexpress. 

Bác sĩ Nguyễn Minh Anh, Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, cho biết sán nhái thường ký sinh ở mắt người, rất hiếm gặp trong não. Người dân có nguy cơ nhiễm sán khi ăn thịt ếch, nhái, gà, vịt, chim, rau sống hoặc sử dụng thức ăn không được làm sạch và chế biến kỹ.

Sán nhái khi nhiễm vào cơ thể sẽ theo mạch máu di chuyển các bộ phận, sau đó sinh sản và phát triển thành nhiều nang ở các vị trí khác nhau trong cơ thể.

"Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng, xuất huyết não, liệt nửa người không hồi phục, thậm chí tử vong", bác sĩ Anh nhấn mạnh.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người dân không nên ăn các thực phẩm không rõ nguồn gốc và không được chế biến kỹ để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau đầu, mệt mỏi, choáng váng, yếu nửa người, co giật, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám và tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, cũng như được các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Theo đại diện Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. Hồ Chí Minh, sán nhái có tên khoa học là Spirometra erinaceieuropaei. Hình dạng sán giống một dải băng màu trắng, rộng khoảng 3 mm và dài từ 3 đến 30 cm. Về hình thể, sán nhái không xác định được đầu và không có nội tạng. Phần cuối phía trước phình to và có một đường rãnh.

Bệnh nhân bị nhiễm sán nhái qua ba đường: uống nước nhiễm ấu trùng sán; ăn thịt rắn, ếch, nhái... nấu chưa chín; đắp thịt ếch, thịt rắn lên vết thương hở. Ngoài ra, ấu trùng sán nhái xâm nhập qua da khi người dân bơi lội trong nước bẩn.

Thu Hằng (T/h)

Tin nổi bật