Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gặp chủ nhân "Nghiên cứu tiềm năng chu kỳ thứ II của con người"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo âm lịch, cứ 60 năm là một chu kỳ (một hoa giáp, từ Giáp Tý đến Qúy Hợi), những người trên 60 tuổi là bắt đầu chu kỳ thứ II.

(ĐSPL) - Theo âm lịch, cứ 60 năm là một chu kỳ (một hoa giáp, từ Giáp Tý đến Qúy Hợi), những người trên 60 tuổi là bắt đầu chu kỳ thứ II. Sau nhiều năm trăn trở, ông Phạm Đình Nghi (ngụ quận 1, TP.HCM) viết ra cuốn sách "Nghiên cứu phương pháp khai thác tiềm năng của chu kỳ thứ II của con người" đưa ra ý tưởng cần nghiên cứu khai thác tiềm năng của những người từ 60 tuổi trở lên.

Ông Nghi (trái) và Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải.

Từ thực tế cuộc sống

Ông Phạm Đình Nghi sinh năm 1941, quê Thừa Thiên- Huế, nguyên là Giám đốc công ty Xây dựng số 2, thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn TP.HCM. Mở đầu câu chuyện, ông Nghi cho biết lý do mình suy nghĩ viết ra đề án này: "Hiện nay tuổi thọ con người ngày một tăng, tỷ lệ người cao tuổi ngày một cao, họ lại là những người có trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu. Đó là nguồn lao động có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác, phát huy. Nhiều năm trước khi thấy nhiều người sau khi nghỉ hưu vẫn muốn xin ở lại làm việc, trong thực tế những ai nghỉ hưu mà còn làm việc thì họ sống vui vẻ, lạc quan và khỏe mạnh hơn. Có trường hợp sau khi nghỉ hưu còn nghĩ ra những cách làm ăn mới rất hiệu quả".

"Chẳng hạn có một nữ hiệu trưởng THPT chuẩn bị về hưu đã tìm hiểu học hỏi ngành trồng hoa và cây kiểng xuất khẩu để khi về hưu sẽ có việc làm. Một giáo viên khi về hưu đã tìm hiểu về nuôi trồng thủy sản và đã tìm ra nghề nuôi ghẹ lột và đã kinh doanh thành công... Điều đó chứng tỏ những người sau khi nghỉ hưu với trình độ và kinh nghiệm của mình còn có thể cống hiến, làm việc rất tốt, cần nghiên cứu và phát huy. Từ đó tôi suy nghĩ và viết ra đề án “Nghiên cứu phương pháp khai thác tiềm năng của chu kỳ thứ II của con người”. Sau đó tôi viết ra rồi xuất bản thành sách và đăng ký bản quyền cho đề án này", ông Nghi cho biết thêm.

Ông giải thích: "Ở chu kỳ thứ I (từ khi sinh ra cho đến 60 tuổi), do nhu cầu cuộc sống luôn phải lo toan cho gia đình nên tạo tâm lý phải lao động để vươn lên trong công việc, về mặt tâm lý, họ cảm thấy mình có ích trong xã hội, có vị thế trong gia đình. Nhưng khi đến tuổi về hưu (rơi vào chu kỳ thứ II), dần dần họ cảm thấy buồn, cuộc sống tẻ nhạt và đơn điệu, làm mất cân bằng tâm lý. Do đó họ mong muốn tiếp tục làm việc để thấy mình có ích".

Ông Phạm Đình Nghi.

Đến ý tưởng táo bạo

Theo ông Nghi, để khai thác tiềm năng của chu kỳ II của con người, cần thành lập viện Nghiên cứu phương pháp khai thác tiềm năng chu kỳ II và đại học đào tạo cho chu kỳ II. Viện nghiên cứu này sẽ thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tổng hợp, kết hợp với nhu cầu phát triển của đất nước, hạnh phúc của người bước qua chu kỳ thứ II, lập ra một hệ thống tư duy mới, những ngành nghề mới, chủ yếu tìm cách khai thác tiềm năng lớn về trí tuệ để phục vụ đất nước, giúp đỡ hậu thế, xứng đáng cây cao bóng cả, hạnh phúc của tuổi già, phân bố chương trình học cho từng đối tượng.

Ngoài ra, nghiên cứu tổng hợp các bộ môn dưỡng sinh để đưa vào chương trình luyện tập cơ thể, phát huy trí tuệ; nghiên cứu thực phẩm dưỡng sinh, chế độ ăn uống cho chu kỳ II để phát huy năng lực và đề phòng bệnh tật chống lão hóa; nghiên cứu ngành nghề phù hợp với kinh nghiệm sẵn có (trong quá trình làm việc) để phát huy và hướng nghiệp theo kinh nghiệm sở thích của mỗi người ở chu kỳ II; nghiên cứu nhu cầu cần thiết của xã hội, phù hợp với tuổi tác, bằng cấp của chu kỳ thứ II.

Về ý tưởng thành lập đại học Đào tạo con người ở chu kỳ II, ông Nghi giải thích: "Những người ở chu kỳ thứ II đã tích chứa cả kho tàng trí tuệ, vì vậy phải có một hệ thống giáo dục chuyên biệt để tạo cơ hội cho họ, giúp họ có cơ hội thi thố tài năng, định hướng mới cho tương lai. Từ đó họ có hy vọng, sống tích cực lạc quan yêu đời. Với những người ở độ tuổi 50 - 55, đã có vốn học vấn nhất định và nhiều kinh nghiệm sống họ có một kiến thức thực tế sâu và rộng. Khi vào trường học, được hệ thống hóa kiến thức đã có, được huấn luyện Thân-Tâm-Tri, họ sẽ có khả năng đề phòng bệnh tật, có hướng nhìn về tương lai tích cực, lạc quan. Họ được hướng nghiệp theo nghề mình yêu thích để phục vụ xã hội, giúp đỡ hậu thế. Sau khi học xong họ sẽ được cấp bằng đại học chu kỳ II, kỹ sư, cử nhân sẽ lấy bằng thạc sỹ chu kỳ II, thạc sỹ, tiến sỹ sẽ lấy bằng tiến sỹ của chu kỳ thứ II. Cả ba bằng cấp nêu trên đều phải có một chứng chỉ chung là "chứng chỉ tốt nghiệp khoa phát huy và bồi dưỡng thể lực, trí tuệ".

Ông Nghi đề xuất đại học chu kỳ II sẽ có ba khoa: Khoa Triết học thực dụng; khoa Phát huy, bồi dưỡng thể lực và trí tuệ; khoa Hướng nghiệp. Khoa Triết học ứng dụng gồm môn: Tâm lý xã hội học thực dụng, Đạo đức học thực dụng, Xã hội học thực dụng (nghiên cứu và tìm hiểu ảnh hưởng các tư tưởng triết học vào đời sống).

Ông Nghi lý giải: "Mục đích của triết học thực dụng là xây dựng một cơ sở tư duy có hướng tích cực lạc quan yêu đời ham sống, ham làm việc (để quên được những nỗi khổ của người ở chu kỳ thứ II khi nhàn rỗi). Khoa phát huy, bồi dưỡng thể lực và trí tuệ nhằm xây dựng một con người khỏe mạnh trí tuệ sáng suốt, gồm môn luyện thể lực, võ thuật dưỡng sinh, thể dục dưỡng sinh, ẩm thực dưỡng sinh, môn luyện trí lực, thiền, Yoga. Khoa khoa Hướng nghiệp là hướng dẫn cho họ nghề mới mà họ đã rất yêu thích khi đang làm việc ở chu kỳ thứ II. Chẳng hạn: Về nông nghiệp họ ham thích trồng trọt, săn sóc cây kiểng, về văn học, lịch sử, khảo cổ, họ tham thích, nghiên cứu, viết văn, viết sử... Sau khi tốt nghiệp, những người này sẽ được chuyển công tác theo nhu cầu tuyển dụng hoặc về phục vụ tại các câu lạc bộ địa phương hay xây dựng kinh tế tư nhân...".

Ngoài ra, theo ông Nghi, cần thành lập các trung tâm bồi dưỡng chu kỳ II cho nhiều đối tượng khác như công nhân, nông dân, người làm nghề tự do, trung tâm dành riêng cho người thiếu sức khỏe và khuyết tật. Đối tượng tham gia vào viện Nghiên cứu và trường đại học chu kỳ II là các vị giáo sư về hưu, các chủ nhiệm câu lạc bộ võ thuật hay dưỡng sinh... Đối tượng giảng dạy là các vị đã có nhiều đề tài nghiên cứu ở viện nghiên cứu, các giáo sư, tiến sỹ cao tuổi, chủ yếu về khoa học xã hội nhân văn, chủ nhiệm và huấn luyện viên câu lạc bộ Yoga...

Theo lời ông Nghi, sau khi cuốn Nghiên cứu phương pháp khai thác tiềm năng chu kỳ thứ II của con người (NXB Phương Đông - 2014) tái bản lần thứ 1, nhiều người tìm đến hoặc viết thư trao đổi và bày tỏ sự tán thành như các ông: Nguyễn Mạnh Tiến (ở Bắc Cạn), Nguyễn Văn Hạnh, võ sư Phạm Đình Phong (Phó Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam)... Cụ Phạm Gia Khánh (SN 1922, nguyên cán bộ Bộ Ngoại thương, hiện ở quận 1, TP.HCM) cho biết, cụ rất tán thành ý tưởng này, nếu nó được thực hiện thì sẽ mang lại ích lợi lớn cho đất nước.

Đại diện Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du lịch) cho biết: “Sau khi nhận đơn đề nghị của ông Phạm Đình Nghi về việc đăng ký quyền tác giả “Bài viết nghiên cứu phương pháp khai thác tiềm năng chu kỳ II”, Cục xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho bài viết này. Quyết định do Phó Cục trưởng Vũ Ngọc Hoan ký”.

Một người yêu thơ, yêu thiên nhiên

Ông Nghi là người yêu thơ, yêu thiên nhiên và tích cực bảo vệ môi trường. Ông viết tập thơ kêu gọi bảo vệ môi trường. Một lần, đọc báo biết câu chuyện anh Yuji Miyata người Nhật Bản đi bộ để ủng hộ bảo vệ môi trường Trái đất, ông Nghi viết bài thơ "Gửi anh Yuji Miyata": "Anh đi bộ vì môi trường trái đất/ Khói cháy rừng ô nhiễm mấy tầng xanh...". ông Nghi còn được tặng Huy chương Vì sự nghiệp xây dựng của Bộ Xây dựng.

Tin nổi bật