Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

F0 cần làm gì để được nhận bảo hiểm xã hội?

  • Việt Hương
(DS&PL) -

Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, nếu bị mắc COVID-19 và được xác định là F0 thì được coi là trường hợp ốm đau.

Theo quy định tại Điều 26, luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động được căn cứ dựa trên thời gian tham gia BHXH hoặc tính chất công việc mà người lao động đang làm.

Cụ thể:

Nếu làm việc trong điều kiện bình thường: 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm.

Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở trở lên.

Hình minh họa.

Về mức hưởng chế độ ốm đau, theo khoản 1, Điều 28, luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định rõ: Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người lao động khi là F0 cần cần chuẩn bị bản chính hoặc bản sao giấy ra viện (nếu điều trị nội trú) hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (nếu điều trị ngoại trú) sau đó chuyển cho người sử dụng lao động để làm thủ tục hưởng chế độ (theo quy định tại khoản 1, Điều 100, luật bảo hiểm xã hội 2014; Công văn số 238/BYT-KCB ngày 14/1/2022 của Bộ y tế về hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHXH đối với người lao động điều trị COVID-19).

Với người lao động là F0 điều trị tại nhà, sau khi hoàn thành cách ly, điều trị tại nhà, người lao động là F0 cần liên hệ trung tâm y tế, trạm y tế chăm sóc, quản lý để xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (theo mẫu quy định tại thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế)

Nếu được cấp không đúng mẫu quy định, người lao động được đề nghị cơ sở y tế cấp lại.

Bên cạnh đó, người lao động còn được nhận tiền dưỡng sức sau khi điều trị COVID-19 trong trường hợp sau:

Sau khi điều trị COVID-19, trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 5 ngày (theo Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày, tổng là 2,235 triệu đồng.

Luật sư Vũ Quang Bá

Công ty Luật TNHH AB & Partners, đoàn Luật sư TP.Hà Nội

Tin nổi bật