Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

EU cấm nhập khẩu 90% dầu, khiến Nga mất hàng tỷ USD doanh thu

(DS&PL) -

Các nhà lãnh đạo EU cho biết họ đã đồng ý cấm nhập khẩu dầu từ Nga bằng đường biển cho đến cuối năm 2022, cắt đứt 2/3 tổng lượng nhập khẩu dầu của liên minh này.

NBC News đưa tin, các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cấm vận hầu hết hoạt động nhập khẩu dầu của Nga đến cuối năm 2022, như một phần của các biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra ngày 30/5 (giờ địa phương). Hội nghị tập trung vào việc giúp đỡ Ukraine với một gói hỗ trợ tài chính mới đã bị trì hoãn từ lâu.

Các nhà lãnh đạo EU cho biết họ đã đồng ý cấm nhập khẩu dầu từ Nga bằng đường biển cho đến cuối năm nay, cắt đứt 2/3 tổng lượng nhập khẩu dầu của liên minh này. Việc này sẽ cắt một nguồn tài chính lớn của Nga đến từ dầu mỏ và là áp lực tối đa lên Nga để kết thúc chiến sự tại Ukraine, theo New York Times. 

Tuy nhiên, EU đồng ý cho Hungary, quốc gia phụ thuộc lớn vào dầu thô của Nga, ngoại lệ với lệnh cấm dầu của khối.

Sau nhiều tuần đàm phán, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận cấm vận hầu hết các hoạt động nhập khẩu dầu của Nga vào khối này. Ảnh: Reuters.

Đức và Ba Lan đồng ý cắt tất cả hàng hóa nhập khẩu của Nga, bao gồm cả hàng hóa đến bằng đường ống vào cuối năm nay nhưng Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc không cam kết như vậy. Ba nước phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu dầu của Nga nhưng Slovakia và Cộng hòa Séc đã chỉ ra rằng họ đang làm việc để chuyển nguồn cung cấp khỏi Nga.

Là một phần của thỏa thuận, Hungary cũng nhận được sự đảm bảo rằng, nếu đường ống dẫn dầu của Nga chạy qua Ukraine hiện đang bị tấn công, nước này sẽ được phép nhập khẩu dầu mà không bị cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt.

Ngay cả khi có những ngoại lệ nhằm xoa dịu Hungary, một quốc gia chiếm một phần nhỏ lượng dầu nhập khẩu của Nga mà khối này nhập khẩu, biện pháp này sẽ khiến Điện Kremlin mất hàng tỷ USD doanh thu mỗi năm, đồng thời tách châu Âu ra khỏi Nga một cách lâu dài về mặt chiến lược. Nó cũng có thể sẽ ảnh hưởng nặng nề đến châu Âu vì các hộ gia đình và doanh nghiệp đang phải đối mặt với giá năng lượng ngày càng cao.

Bích Thảo (Theo NBC News, New York Times) 

Tin nổi bật