Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ép con trai học từ sáng sớm đến tối mịt, mẹ khóc nghẹn khi chuyện đau lòng xảy ra

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Nghe chẩn đoán của bác sĩ, người mẹ chỉ biết khóc lóc và tự trách bản thân vì đã ép con học quá mức.

Mẹ hối hận tột độ, tự trách bản thân

Theo thông tin trên Sina, sự việc đau lòng xảy ra với cậu bé Leilei (8 tuổi), đang học lớp 2 ở một trường tiểu học tại Trung Quốc. Mặc dù cô giáo giao rất nhiều bài tập về nhà cho Leilei nhưng mẹ cậu bé cho rằng như vậy vẫn chưa đủ.

Bên cạnh lớp học thêm các môn học chính, chị còn cho con đến các lớp năng khiếu như cờ vây, thư pháp, với hy vọng con được phát triển toàn diện. Leilei vốn không hứng thú với các bộ môn này nhưng không thể từ chối mẹ nên đành cắn răng tham gia.

Nam sinh lớp 2 ngày nào cũng bận rộn với lịch học dày đặc từ sáng sớm đến tối mịt, bài tập nhiều đến mức cuối tuần cũng không có thời gian nghỉ ngơi.

Hôm đó, Leilei tan lớp học thư pháp vào lúc 20h, do còn rất nhiều bài tập ở trường chưa làm xong nên em vội vàng ăn tối rồi ngồi ngay vào bàn học. Nam sinh dành ra 1 tiếng để làm bài.

Khoảng 21h30, tưởng rằng Leilei sẽ được nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi nhưng người mẹ lại lấy ra giấy kiểm tra và sách bài tập đã mua, yêu cầu cậu làm thêm bài tập mà mình yêu cầu.

Bé trai xin mẹ cho ngủ 5 phút và mãi mãi không tỉnh dậy. Ảnh minh họa: Sina

Leilei cố gắng làm số bài mẹ giao trong cơn buồn ngủ tột độ, đến khi hoàn thành đã hơn 23h. Tuy nhiên, người mẹ vẫn chưa cho cậu bé đi ngủ mà lại chuẩn bị thêm bài tập. Không dám từ chối, cậu chỉ xin mẹ cho ngủ 5 phút.

Được sự đồng ý của mẹ, Leilei gục xuống bàn để tranh thủ thời gian ít ỏi nghỉ ngơi. Sau đó, người mẹ mãi không thấy con tỉnh dậy liền đến gọi, rồi tá hỏa phát hiện cậu bé đã bất tỉnh.

Tại bệnh viện, bác sĩ kiểm tra và thông báo tim của Leilei đã ngừng đập trước đó. Chẩn đoán ban đầu, cậu bé tử vong do thiếu ngủ kéo dài và căng thẳng tâm lý quá mức gây ra tình trạng suy tim. Nghe vậy, người mẹ chỉ biết khóc lóc và tự trách bản thân vì đã ép con học quá mức.

Câu chuyện đau buồn tương tự xảy đến với Tiêu Chí - một nam sinh cấp 2 ở Trung Quốc. Được biết, bố mẹ Tiêu Chí đều là bậc trí thức, tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng nên họ đặt kỳ vọng rất cao vào con trai.

Ngay từ nhỏ, Tiêu Chí đã được định hướng trở thành những nhân vật “tai to mặt lớn”, chẳng hạn như kỹ sư cấp cao hay giảm đốc điều hành công ty. Từ mẫu giáo tới tiểu học, từ thứ Hai đến Chủ Nhật, một loạt lớp học thêm khiến cậu không kịp thở.

Điểm số của Tiêu Chí ở những năm tiểu học đều thuộc hàng cao nhất lớp. Khi lên cấp 2, câu cũng không làm bố mẹ thất vọng khi đỗ vào trường trung học cơ sở trọng điểm của địa phương.

XEM THÊM: Bé gái phải nằm liệt giường sau trò đùa ác ý của các bạn học ở trường

Bước vào môi trường mới với kiến thức mới, và nhiều người tài giỏi đến từ nhiều nơi, cậu không theo kịp ngay từ đầu, chỉ đứng thứ 50 toàn trường trong kỳ thi giữa kỳ. Đây là điều “không thể chấp nhận” với bố mẹ Tiêu Chí.

Kể từ đó, thời gian học bài mỗi đêm của cậu tăng lên, kèm theo hàng loạt bài tập ngoại khóa. Mỗi ngày, Tiêu Chí phải thức đến khuya để hoàn thành số bài tập “khổng lồ”.

Một đêm nọ, khi bố Tiêu Chí bưng bát súp gà nóng hổi để con trai tẩm bổ, cậu cảm thấy hơi mệt và buồn ngủ nên xin bố cho nhắm mắt nghỉ 5 phút. Người bố đặt bát súp gà lên bàn cho Tiêu Chí, khi ông quay lại, bát súp gà đã nguội còn con trai ông không bao giờ tỉnh dậy nữa.

“Bệnh nhân quá mệt (kiệt sức nghiêm trọng) dẫn đến ngừng tim đột ngột”, bác sĩ nói.

Hồi chuông cảnh tỉnh bố mẹ

Câu chuyện của Leilei và Tiêu Chí chính là lời cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh, phải thận trọng khi tìm phương pháp giáo dục con cái. Là bố mẹ, ai cũng muốn con mình thành tài để sau này có cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, nhiều người vì kỳ vọng quá lớn nên bắt con học quá nhiều, lịch học gần như kín tuần, không còn thời gian vui chơi giải trí.

Trên thực tế, việc này ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Cơ thể các em vẫn đang phát triển, việc học tập và sinh hoạt dưới áp lực cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến những tổn hại không thể cứu vãn.

Bố mẹ nên để trẻ phát triển tự do, vui chơi nhiều hơn thay vì lúc nào cũng vùi đầu vào sách vở. Ảnh minh họa

Áp lực tinh thần, cụ thể là căng thẳng, có nghĩa là một phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống quá tải với sức chịu đựng của mình. Theo trang WebMD, nếu thường xuyên bị căng thẳng, trẻ có thể đau đầu, đau bụng, huyết áp cao, đau ngực, các vấn đề về tình dục và giấc ngủ.

Căng thẳng cũng có thể dẫn đến các vấn đề về cảm xúc, trầm cảm, các cơn hoảng loạn hoặc các dạng lo lắng và hồi hộp khác.

Để các con có thể phát triển một cách toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, bố mẹ nên quan tâm nhiều đến con, đừng bắt con phải học tập quá nhiều. Trẻ em cần được vui chơi, cân bằng để phát triển đúng với lứa tuổi.

Ngoài ra, trẻ cần được người lớn lắng nghe, thấu hiểu những mong muốn của chính mình hơn là việc răm rắp đi theo khuôn khổ mà bố mẹ đã định. Khi thể chất phát triển, tinh thần thoải mái, tự khắc trẻ sẽ học tập hiệu quả.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật