Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dược Hậu Giang: Bán đất từ Bắc vào Nam

(DS&PL) -

Nữ doạnh nhân Phạm Thị Việt Nga nói rằng, nhiệm kỳ 2014 - 2018 là thời điểm dược Hậu Giang có nhiều tác nhân mới: nhà máy mới, chiến lược kinh doanh, bán hàng mới; cơ cấu

Nữ doạnh nhân Phạm Thị Việt Nga nói rằng, nhiệm kỳ 2014 - 2018 là thời điểm dược Hậu Giang có nhiều tác nhân mới: nhà máy mới, chiến lược kinh doanh, bán hàng mới; cơ cấu tổ chức, phân công, phân nhiệm, phân quyền mới. Điều không mới của nữ doanh nhân xuất sắc nhất châu Á là sự tâm huyết, lòng yêu nghề, vì món nợ ân tình...

Bán đất từ Bắc vào Nam

Thời gian gần đây, công ty Dược đầu ngành Hậu Giang Pharma liên tục đăng bán công khai đấu giá các lô đất ở các tỉnh thành như Phú Thọ, Ninh Bình hay Thành phố Hồ Chí Minh.

Mới đây nhất, ngày 18/12, Công ty CP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) thông báo bán đấu giá tài sản quyền sử dụng đất tại thửa đất số 20, tờ bản đồ số 80 huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Mảnh đất 100 mét vuông, không có tài sản trên đất được định giá khởi điểm là 5,3 tỷ đồng tại xã Bình Hưng, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.

Trước đó, ngày 17/11, DHG thông báo bán nhà ở trên đất 80 mét vuông, trước đó là văn phòng đại diện của công ty tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông Hồ Lam Sơn, đại diện tổ chức đấu giá mảnh đất cho biết: "Sau khi hoàn tất nhận các hồ sơ đăng kí đấu giá, công ty xem xét giá đề xuất của những người gửi hồ sơ đăng ký mua để tiếp tục đàm phán giá chuyển nhượng. Nhưng sau ngày 25/11(hết thời hạn nhận hồ sơ) vẫn chưa bán được do tất cả các mức giá đưa ra đều thấp hơn giá khởi điểm của công ty”.

Ông Hồ Lam Sơn cũng cho biết, hiện tại văn phòng đại diện của DHG được chuyển sang Vĩnh Phúc, văn phòng cũ được sử dụng làm nhà ở cho nhân viên.

Một mảnh đất tương tự ở thành phố Ninh Bình cũng được công ty Dược Hậu Giang tổ chức đấu giá với giá khởi điểm 1 tỷ đồng hồi tháng 8/2014. Các mảnh đất được rao bán trong thời gian ngắn với cùng một phương thức, người mua có nhu cầu sẽ gửi hồ sơ và đặt cọc 10 triệu đồng (cho mảnh đất ở Ninh Bình và Phú Thọ) hoặc 50 triệu đồng (mảnh đất ở Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh), công ty sẽ xem xét mức giá cao nhất để tiến hành thương lượng. Được biết, việc bán đất của Dược Hậu Giang không nằm trong dự định đầu tư vô cùng chi tiết cho 10 danh mục đầu tư theo nghị quyết HĐQT thông qua cho năm 2014.

Kế hoạch đầu tư 2014 đến đâu?

Trao đổi với báo giới hồi đầu năm 2014, doanh nhân Phạm Thị Việt Nga khi đó còn là chủ tịch HĐQT công ty CP Dược Hậu Giang khẳng định: “Năm 2014, Dược Hậu Giang sẽ có những chiến lược tập trung để thay đổi từ cơ cấu, tổ chức cho phù hợp với tình hình, phù hợp với độ lớn của doanh nghiệp, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Với chúng tôi, 2014 sẽ là năm lột xác hơn nữa để phát triển”.

Dự kiến tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu khả quan của DHG 2014 - 2018.

Kế hoạch đầu tư năm 2014 đã thông qua ĐHĐCĐ thường niên 2013 là 434 tỷ đồng, dự kiến thực hiện trong năm 2014 là 357,5 tỷ đồng, năm 2015 là 76,5 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 10 năm 2014, việc xây dựng nhà các chi nhánh trực thuộc đã hoàn thành xây dựng nhà cho ST Pharma và CM Pharma và đang chuẩn bị thi công, chào bán hồ sơ thầu nhà Chi nhánh Hải Phòng, CN Bà Rịa - Vũng Tàu, đã giải ngân 30,9 tỷ đồng mua lại đất và nhà của Nhà nước theo hình thức chuyển giao đất có thu tiền.

Về chủ trương đầu tư mở rộng thị trưởng sang Myanmar khi nhận thấy tiềm năng phát triển ở đây, trong định hướng năm 2014 được đề ra, DHG sẽ đầu tư xây dựng nhà máy tại Myanmar và mở rộng mạng lưới phân phối Marketing. Kế hoạch không thành khi DHG dự định đầu tư mua 72,68\% cổ phần Dược phẩm Ánh Sao Việt để gián tiếp năm giữ 51\% cổ phần ASV Pharma Việt Nam- công ty này đã được cấp giấy phép dự án xây dựng nhà máy dược phẩm theo tiêu chuẩn WHO GMP tại Myanmar.

Sau khi Phó Tổng Giám đốc SCIC lên nắm quyền, những dự định đó đã không được thực hiện. Theo đó, DHG sẽ ngừng đầu tư mua cổ phần tiến hành sáp nhập ASV Việt Nam để tập trung khai thác tối đa công suất nhà máy mới. Song song đó, DHG vẫn sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm của DHG sang Myanmar và sẽ nghĩ đến việc phát triển sản xuất ở thời điểm và điều kiện thích hợp hơn.

Trong khi đó, dự án “Tách dây chuyền dược liệu, hóa dược tại nhà máy Nguyễn Văn Cừ đạt tiêu chuẩn GMP WHO” vẫn đang thực hiện, giá trị dự toán là 54,8 tỷ đồng nhưng đến hết tháng 9/2014 mới giải ngân được 15,3 tỷ.

Đổi chủ, đổi tư duy?

Thương vụ chuyển nhượng thương hiệu Eugica mang về cho DHG 6 triệu USD.

Sau khi bán thương hiệu Eugica mang về lợi nhuận 6 triệu USD cho năm 2013, doanh thu và lợi nhuận năm nay bị tổn thất lớn khi không còn quyền hạn phân phối sản phẩm này. Dược Hậu Giang có bước chuyển mình lớn khi người đứng đầu nắm quyền điều hành khối tài sản khổng lồ hơn 3.000 tỷ đồng vào một ngày đầu tháng Năm. Khi đó, bà Phạm Thị Việt Nga chính thức rời ghế Chủ tịch HĐQT Dược Hậu Giang và trở thành Tổng giám đốc công ty này kể từ ngày 1/5/2014 thay cho bà Lê Minh Hồng.

Ông Hoàng Nguyên Học - Phó Tổng Giám đốc SCIC - cổ đông lớn nhất của Dược Hậu Giang (nắm giữ trên 43\% vốn điều lệ DHG) kế nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của bà Nga nhiệm kì 2014- 2018.

Đồng thời, HĐQT DHG thay thế hàng loạt các vị lãnh đạo cấp cao trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc điều hành, Ban kiểm soát. Theo đó, ông Lê Đình Bửu Trí giữ chức Phó chủ tịch HĐQT, bổ nhiệm 3 cấp phó cho bà Nga là bà Nguyễn Ngọc Diệp, ông Đoàn Đình Duy Khương và ông Lê Chánh Đạo.

Trong báo cáo thường niên năm 2013 của DHG, doạnh nhân Phạm Thị Việt Nga chia sẻ, năm 2014 và nhiệm kỳ 2014 - 2018 là thời gian DHG Pharma khai thác, phát huy tác dụng của những tác nhân mới: nhà máy mới, chiến lược kinh doanh, bán hàng mới; cơ cấu tổ chức, phân công, phân nhiệm, phân quyền mới – chỉ có một điều duy nhất không mới đó là sự tâm huyết, lòng yêu nghề, tinh thần, trái tim vì màu cờ sắc áo, vì thương hiệu DHG Pharma, vì món nợ ân tình, vì niềm tin mọi người dành cho mình mãi mãi trường tồn và sáng ngời!”.

Có lẽ, với tâm huyết của người đã gắn bó với Dược Hậu Giang hơn 10 năm qua, là người đứng đầu vực dậy cả công ty từ bờ vực phá sản lên tầm cao mới, giữ vững ổn định thị trường nội địa, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong và ngoài khu vực, trên cương vị mới là Tổng Giám đốc thì bà Nga sẽ chỉ có quyền hạn trong các quyết định liên quan đến vận mệnh công ty.

Ông chủ mới Phó Tổng Giám đốc SCIC Hoàng Nguyên Học đại diện cho số cổ phiếu áp đảo chiếm đến 43,31\% cổ phần sẽ quyền biểu quyết và phủ quyết cho đường hướng phát triển của công ty Dược đầu ngành này. Nhìn lại 2014 để nhận thấy hướng đi trong thời gian tới của Dược Hậu Giang, hướng đi của Tân chủ tịch Hoàng Nguyên Học.

Tin nổi bật